Đa phần không có ai thức quá được 24 giờ mà không chợp mắt một lát. Nhưng cô Li Zhanying, một phụ nữ đến từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nói rằng bản thân cô đã thức liên tục trong 4 thập kỉ qua, một lời khẳng định được chồng và những người hàng xóm lên tiếng xác thực. Li cho biết lần cuối cùng cô ngủ là khi cô khoảng 5-6 tuổi. Còn nay ở độ tuổi trên 40, giấc ngủ với cô chỉ là ký ức.
Cô gái đến từ huyện Trung Mưu (Zhongmou) tỉnh Hồ Nam này là hiện tượng trong làng giải trí địa phương, bởi được cho là người khả năng thức trắng cả ngày lẫn đêm. Vài năm trước, đã có một số hàng xóm thử chứng minh tuyên bố của Li là đúng hay sai. Họ chơi bài với cô dưới ánh sát đèn điện trên đường phố vào buổi tối, nhưng rồi ai cũng phải ngủ gục tại chỗ, hoặc đi về nhà, trong khi Li vẫn thức.
Chồng Li, anh Liu Suoquin, cũng lên tiếng xác nhận điều này. Theo đó, kể từ khi kết hôn, Liu nhận ra rằng vợ mình thức cả ngày lẫn đêm, làm những công việc vặt trong nhà ngay lúc nửa đêm. Li thường nói với chồng rằng cô không thể chợp mắt. Nghĩ rằng đó có thể là do chứng mất ngủ, Liu mua thuốc ngủ cho vợ, nhưng ngay cả biện pháp này cũng không có kết quả.
Truyền thông địa phương cho biết Li từng tìm kiếm can thiệp y tế nhiều lần. Các bác sĩ cũng chưa phát hiện ra điều gì đáng nghi. Nhưng trong một lần thăm khám gần đây tại một bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh, bí ẩn về việc không ngủ trong hơn 40 năm qua của Li Zhanying đã được giải đáp.
Nhóm bác sĩ đã sử dụng thiết bị cảm biến hiện đại để giám sát Li trong 48 giờ và phát hiện ra rằng cô có ngủ, nhưng chỉ không theo cách thức giống người bình thường. Dữ liệu thu nhận từ chụp sóng não cho thấy Li có trải qua một giấc ngủ nhẹ như người bình thường, nhưng không phải khi nằm trên giường với cặp mặt nhắm nghiền, mà là khi giao tiếp với người chồng.
Ví dụ, khi nói chuyện với chồng, đôi khi nhãn cầu của cô Li hoạt động rất chậm, điều này cho thấy rằng cơ thể của cô đã thực sự nghỉ ngơi trong khoảng thời gian đó.
Các bác sĩ đã mô tả hiện tượng của người phụ nữ này là “ngủ khi thức”, trạng thái tương tự chứng mộng du, nghĩa là một số dây thần kinh và cơ quan của cô Li vẫn hoạt động trong khi ngủ.
Khi nghỉ ngơi, 1 phần cơ thể của cô Li chuyển sang trạng thái ngủ đông nhưng không cần phải nhắm mắt. Vì thế, khi nói chuyện với chồng, nhãn cầu của cô đôi khi lờ đờ và đôi mắt trũng sâu.
Do có cách ngủ và nghỉ ngơi đặc biệt như vậy, nên lâu nay cô Li luôn tin rằng mình không ngủ suốt 40 năm. Nhưng thực tế cô không chợp mắt hơn 10 phút mỗi ngày nên về mặt kỹ thuật, nên lời cô nói là đúng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
5 loại rau quả vừa ngon vừa bổ, có thể ăn bao nhiêu tùy thích
-
Covid-19 và dị ứng theo mùa có rất nhiều triệu chứng giống nhau, dễ nhầm lẫn: BS chỉ cách phân biệt
-
Chủ quan vì tiêm đủ 2 mũi, tình nguyện viên không may thành F0 trong lúc hỗ trợ người dân: Mọi người cẩn trọng
-
Cơ địa dị ứng nhiều thứ, hồi nhỏ tiêm vắc-xin bị hành, giờ tiêm ngừa Covid-19 được không? Bác sĩ Khanh trả lời
-
Chuyên gia cảnh báo: 6 đồ vật tuyệt đối không để gần giường ngủ, bỏ ngay kẻo bệnh tật ghé thăm