Khuê phòng nâng niu, chăm sóc sắc đẹp cho vợ
Chuyện kể rằng Trương Xưởng và vợ ông là người cùng làng. Trương Xưởng khi còn nhỏ rất nghịch ngợm, ông đã vô tình làm ngã một cô gái trong khi chơi trò ném đá khiến cô bị khuyết một phần nơi lông mày vì sẹo.
Sau đó, một ngày nọ khi Trương Xưởng đã thành danh chốn quan trường, ông bỗng hay tin cô gái mà ông lỡ làm cho bị thương chưa từng kết hôn chỉ vì vết sẹo năm xưa… Trương Xưởng vội vàng sai người đến cầu hôn nàng.
Ông rất thương vợ, ngày ngày cẩn thận vẽ lông mày cho nàng để che đi vết sẹo, trình độ ngày càng điêu luyện.
Vì trang điểm cho vợ nên mỗi buổi sớm lên triều ông đều tới trễ, việc này làm cho những kẻ ghen tức với ông nơi triều đình đã tâu với Hoàng đế, vu cho Trương Xưởng tội “ham vui và phù phiếm“. Trương Xưởng tâu với Hoàng đế nhà Hán rằng: “Trong thiên hạ, chuyện riêng tư phu thê còn hơn tư mật.” Hoàng đế nghe và hiểu ra nên mỉm cười bỏ qua cho ông.
Thế mới nói trong cuộc sống ngày nay, cho dù có bận bịu đến mấy những người đàn ông chỉ cần dành cho vợ một ánh mắt quan tâm, một lời khen chân thành mỗi sáng cũng có thể mang lại cho đối phương niềm vui lớn trong cả ngày.
Hoạn nạn không bỏ, phú quý không rời
Ngô Gia Kỷ, một nhà thơ yêu nước cuối thời nhà Minh, thời đầu nhà Thanh và vợ của ông là Vương Duệ có cùng chí hướng và hỗ trợ lẫn nhau.
Một năm nọ, vào ngày sinh nhật của Vương Duệ, Ngô Gia Kỷ đã viết bài thơ “Nội nhân sinh nhật”, tạm dịch “Sinh nhật vợ tôi” để làm quà tặng cho thê tử của mình. Trong bài thơ, ông có viết rằng cho dù cuộc sống nghèo khó nhưng mỗi khi được ăn cơm canh đạm bạc tự tay vợ nấu đều có thể giải tỏa nỗi buồn trong lòng của ông.
Thê tử luôn bận rộn với công việc nhà, thậm chí không có thời gian soi gương để chỉnh trang cho mình, đi theo ông vượt qua bao cực khổ đến giờ thì đầu đã điểm bạc.
Chúng ta hãy nhớ, tình yêu không ở đâu xa vời, nó vô cùng giản dị và gần ngay trước mắt bạn. Đôi khi chỉ là một bức thư tình được biết tay hay một cái ôm đầy sự thấu hiểu của người bạn đời. Chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những sung túc mà tiền bạc hay vật chất mang lại.
Chỉ cần trong trái tim là tình yêu chân thành cho nhau thì dù cuộc sống khó khăn đến mấy vợ chồng vẫn hạnh phúc.
Quên thân cứu vợ
Ngô Gia Kỷ, một nhà thơ yêu nước cuối thời nhà Minh, thời đầu nhà Thanh và vợ của ông là Vương Duệ có cùng chí hướng và hỗ trợ lẫn nhau.
Một năm nọ, vào ngày sinh nhật của Vương Duệ, Ngô Gia Kỷ đã viết bài thơ “Nội nhân sinh nhật”, tạm dịch “Sinh nhật vợ tôi” để làm quà tặng cho thê tử của mình. Trong bài thơ, ông có viết rằng cho dù cuộc sống nghèo khó nhưng mỗi khi được ăn cơm canh đạm bạc tự tay vợ nấu đều có thể giải tỏa nỗi buồn trong lòng của ông.
Thê tử luôn bận rộn với công việc nhà, thậm chí không có thời gian soi gương để chỉnh trang cho mình, đi theo ông vượt qua bao cực khổ đến giờ thì đầu đã điểm bạc.
Ngày nay chúng ta được nghe đến những câu chuyện thì trái ngược với y học thông thường. Nhưng tình yêu sâu sắc của người chồng dành cho vợ khiến ai cũng phải cảm động.
Người có tấm chân tình không màng đến sự đền đáp, chỉ cần có thể khiến nửa kia khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc thì bản thân có chịu đau đớn cũng xứng đáng.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy: Phòng khách không treo tranh tổ tiên, trong vườn không trồng cây này kẻo gia đạo lục đục nợ ngập đầu
-
4 chuyện gia đình người khôn ngoan chẳng hé răng nửa lời, kẻ dại dột kể hết cho bàn dân thiên hạ
-
3 việc "đại ngu", người khôn không bao giờ làm, kẻ dại lại mua dây buộc mình, đó là những việc gì vậy?
-
Người xưa nói: “Ba tấc trường thọ, bốn tấc không lo”, tấc đó là gì?
-
Trong cuộc sống, nếu làm được 5 điều này thì phú quý, phúc đức đều có đủ