Ba giấc được nói đến ở đây là gì?
Đầu tiên, với về thứ nhất là "người ngủ ba giấc", ba giấc ở đây chắc chắn không phải là giấc ngủ vào sáng, trưa và tối như chúng ta nghĩ. Bởi điều này không có gì kỳ lạ.
Thay vào đó, cổ nhân ám chỉ ngủ ba giấc ở đây chính là ngủ nướng, ngủ đảo ngược và ngủ ngộp.
Thứ nhất, ngủ nướng, cổ nhân cho rằng không nên duy trì thói quen này bởi có thể gây hại cho sức khoẻ. Ngày xưa, một ngày được chia thành 12 canh giờ. Thời gian thức dậy bình thường là vào giờ Mão (tức là từ 5 giờ - 7 giờ). Đây là thời điểm mặt trời mọc, người xưa quan niệm thời gian này dương khí cũng tăng dần.
Do đó, nếu thức dậy vào giờ Mão thì cũng là thuận theo tự nhiên. Hơn nữa, nếu chúng ta thường xuyên ngủ nướng, dậy muộn thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến một ngày uể oải, gây ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và học tập.
Thứ hai, ngủ ngộp hay ngủ trùm chăn kín đầu, đây là thói quen xấu của nhiều người mắc phải. Cách ngủ này phổ biến nhất là vào mùa đông. Bởi vì trời lạnh, nên nhiều người khi ngủ sẽ vô thức vùi đầu vào trong chăn khi ngủ.
Cách ngủ này mặc dù ấm nhưng lại khiến chúng ta khó hít thở, thậm chí là khiến giảm lượng oxy hít vào, trong khi lại dư khí CO2.
Lượng CO2 thở ra dư thừa này sẽ khiến chúng ta hít thở không thông, đồng thời rất dễ bị đau đầu sau khi ngủ dậy. Do vậy, cổ nhân khuyên chúng ta không nên ngủ như vậy để tránh ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ.
Thứ ba, ngủ đảo ngược, cách ngủ này có hại không? Theo cổ nhân, ngủ đảo ngược là đề cập đến giấc ngủ không đúng giờ giấc, thói quen ngủ ngày và đêm bị đảo lộn. Thời đại ngày nay, chúng ta hay gọi những người ngủ đảo ngược là "cú đêm", tức là họ thường xuyên thức khuya. Nhiều người hiện nay có chế độ làm việc và nghỉ ngơi không khoa học, khi thường xuyên thức khuya và ngủ ngày, thậm chí tới chiều mới dậy.
Thế nhưng chúng ta cần phải biết rằng thời gian tốt nhất để cho gan bài tiết chất độc là khoảng 11 giờ đêm. Nếu thường xuyên thức quá khuya sẽ gây ra rối loạn nội tiết, đảo ngược đồng hồ sinh học của cơ thể và về lâu dài sẽ gây hại cho sức khoẻ. "Mạng mỏng hơn giấy" chính là ý này. Việc duy trì những thói quen ngủ xấu như trên về lâu dài gây suy giảm sức khoẻ rất nhiều, từ đó dẫn tới nguy cơ có thể nhiễm nhiều căn bệnh khác.
Có thể thấy rằng giấc ngủ và việc ngủ như thế nào có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mỗi người. Ngủ ngon mới có thể giúp cơ thể khoẻ mạnh. Do đó, mỗi người chúng ta hãy chú ý đến giấc ngủ của mình, tránh thói quen xấu và tập ngủ sớm, dậy sớm để tốt cho sức khỏe.
Nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất với sức khỏe?
Cơ chế của đồng hồ sinh học
Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 21 giờ là thời điểm cơ thể bắt đầu cần được nghỉ ngơi và thư giãn để có giấc ngủ chất lượng vào 1 - 2 giờ sau đó. Duy trì giờ đi ngủ một cách đều đặn và khoa học sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất.
Muốn biết nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt cho sức khỏe thì trước tiên bạn cần hiểu về cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể:
- 21 - 23 giờ: là thời điểm hệ miễn dịch đào thải chất độc nên cơ thể và tinh thần cần được thả lỏng, thư giãn dưới các hình thức khác nhau. Vì thế, dù là người bình thường hay người có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên đi ngủ vào khoảng thời gian này để cơ thể nhanh chóng được hồi phục.
- 23 - 1 giờ: là lúc gan thải độc và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể đồng thời sử dụng triệt để chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể vào buổi ngày và cải thiện trao đổi chất. Khi cơ thể ở trạng thái ngủ say trong khoảng thời gian này sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động chức năng của gan.
- 1 - 3 giờ: túi mật tiêu hóa mỡ xấu, chất béo và cholesterol từ máu và thức ăn nên cơ thể cũng cần trong trạng thái ngủ say.
- 3 - 5 giờ: phổi thực hiện chức năng thải độc.
- 5 - 7 giờ: ruột già thực hiện chức năng bài tiết chất thải và chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Vì thế việc đi vệ sinh vào thời điểm này sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, giảm thiểu độc tố vào cơ thể.
- 7 - 9 giờ: ruột non hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa nên rất lý tưởng cho bữa ăn sáng diễn ra, nhờ đó mà cơ thể cũng được cung cấp nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động của ngày mới.
Đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Hiệp hội Giấc ngủ Anh chia sẻ: sau 22 giờ là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được giảm hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn. Đặc biệt, khung từ 22 - 23 giờ là thời gian ngủ hợp lý bởi lúc đó lượng hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm, thân nhiệt giảm và não bắt đầu sản xuất hormone melatonin gây ngủ để giấc ngủ đến dễ dàng.
Như vậy, về vấn đề nên đi ngủ lúc mấy giờ thì có thể thấy rằng 22 - 23 giờ là thời điểm tốt nhất để cơ thể cần có giấc ngủ say, điều này sẽ giúp các chức năng được phục hồi để làm việc tốt hơn trong ngày hôm sau.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Đàn bà có 4 thứ càng ''cũ rích'' thì đàn ông càng thích, muốn tôn thờ cả đời
-
Ở đời, người càng làm được 5 điều này thì phú quý, may mắn đều có cả
-
Đến 3 độ tuổi này, phụ nữ đặc biệt háo hức với đàn ông, các anh tinh ý để chọn đúng bạn đời
-
Khi đàn bà ngoại tình, mở miệng thường nói '3 chuyện như vậy', câu số 1 dễ nhận biết nhất
-
Phụ nữ lẳng lơ hễ mở miệng là nói 3 câu này, nhất là câu số 1: Đàn ông nên tránh thật xa