Trên bàn ăn là lúc con người bộc lộ nét tính cách văn hóa ứng xử và cả nhận thức. Do đó hành xử trên bàn ăn rất quan trọng. Thế nên người xưa rất chú trọng dạy con cháu trong khi ngồi bàn ăn.
Kiêng không được xới cơm chỉ một lần
Trong dân gian việc xới cơm vào bát có hai cách, cách cho người chết là chỉ xới 1 lần ấp đầy vào bát, còn cho người sống là phải xới 2 lần vào bát. Người xưa quan niệm một lần cơm cúng hai lần cơm ăn. Thế nên nếu xới 1 lần đã đưa cơm cho người sống là dự báo điềm xui, mang lại âm khí trong gia đình, cẩn thận gia đình sắp có tang. Hành động đó cũng có nghĩa trù ẻo người ăn nên sẽ bị nghi kỵ trong gia đình. Hơn nữa xới cơm cúng thì phải xới đầy có ngọn, tức là ấp một thìa đầy. Còn cơm ăn không được xới đầy, chỉ xới lưng lưng hoặc sát miệng bát.
Kiêng dặt bát cơm ở bàn rồi cúi xuống ăn
Người xưa nói tay không bưng bát khó ba đời, ý chỉ khi ăn cơm mà đặt bát trên bàn rồi cúi xuống ăn là không may mắn. Người Việt ăn bằng đũa và phong cách ăn khác người phương Tây thế nên khi ăn thì tay không thuận bưng bát, tay thuận cầm đũa gắp thức ăn và bát bưng lên gần tới miệng. Việc không bưng bát lên mà đặt bát trên bàn thể hiện miệng chạy theo đồ ăn. Điều đó bất lịch sự và thể hiện sự nghèo túng, dự báo tương lai khó khăn, khó làm giàu. Do đó khi ăn phải bưng bát cơm lên và không cúi gằm vào bát cơm. Việc cúi gằm xuống bàn ăn không lịch sự và cũng thể hiện phong thái của người không phú quý không sang chảnh. Chỉ có những chú lợn mới cúi cằm vào trong âu cám mà ăn thôi.
Không để đũa lộn xộn trong mâm
Khi sắp cơm, đũa phải được xếp gọn ngày ngay ngắn, đầu xuôi ngược rõ ràng và không để lộn xộn trong mâm cơm. Đũa lộn xộn thể hiện gia đình không nền nếp, gia đình không hòa thuận. Việc đũa quay xiên xẹo thể hiện sát khí, ảnh hưởng tới tài lộc và sức khỏe của gia đình. Do đó khi dọn cơm, nhớ để đũa nằm ngay ngắn trên mầm, trên bàn.
Không cắm đũa vào bát cơm
Khi thắp hương người chết, người ta cắm đôi đũa thẳng ở giữa trung tâm bát cơm. Vì thế hành động cắm đũa vào bát khi ăn là một hành động xui rủi, liên tưởng tới cõi âm, báo điềm không lành cho gia đình. Hành động đó được xem là mang lại sự xui rủi vào trong nhà.
Không gõ vào bát
Người xưa cho rằng chỉ có ăn mày mới lấy đũa gõ vào bát để thu hút sự chú ý của người đi đường. Do đó nếu trong mâm cơm mà có người gõ đũa vào bát sẽ mang điềm báo gia đình sa sút, làm ăn thất bát, nghèo khó mạt hạng. Bởi vậy người lớn rất kiêng kỵ và nhắc trẻ nhỏ không được làm việc này.
Hơn nữa gõ đũa vào bát cũng là cách hay gặp ở quán ăn khi khách hàng gọi người phục vụ. Thế nên gõ đũa vào bát được xem là không lịch sự, chê trách nhau, gây bất hòa trong gia đình.
Không gắp nối đũa
Gắp nối đũa tức là người này dùng đũa gắp thức ăn cho người kia dùng đũa tiếp nhận lại. Hành động này mang lại xui rủi vì trong dân gian hành động này giống việc đi cải mộ bốc xương cốt người chết. Do đó khi gắp cho nhau thì nên đặt vào bát hoặc đưa bát ra nhận chứ không dùng nối đũa.
Không được lật cá khi ăn
Trong quan niệm dân gian xưa thì khi gỡ cá cũng không được lật mặt sau con cá lên. Gỡ hết phần thịt cá mặt trên thì sẽ dùng tay giữ 1 đầu, 1 đầu cầm xương sống cá lật ra ngoài. Bởi theo người xưa lật cá khi ăn cơm thể hiện sự thiếu tôn ti trật tự trong gia đình, thể hiện sự lật thuyền, không may mắn trong làm ăn, dễ bị đổ bể, gia đình bất hòa phản bội nhau, làm ăn bị lật kèo.
Mâm cơm gia đình thể hiện sự tài lộc phú quý thịnh vượng. Do đó bữa cơm gia đình cần vui vẻ hòa thuận, thể hiện sự giàu có của gia đình, tránh mang điềm xui rủi, nếu không tài lộc sẽ tiêu tán và gia đình sẽ gặp vận hạn đen đủi.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: An Nhiên
-
Dao kéo cùn gỉ đừng chỉ mài không, bôi ngay thứ này dao sắc lẹm tức thì
-
Lật úp màn hình điện thoại xuống bàn, tưởng đơn giản nhưng rất nhiều cái lợi, bạn biết chưa?
-
Gửi tiết kiệm ít vẫn sinh lời nhiều: Bí quyết ‘vàng’ cho người mới bắt đầu
-
Tại sao người xưa nói không nên treo quần áo ở đầu giường ngủ?
-
Cách bảo quản thịt bò, sau 30 ngày vẫn mềm ngon như mới