Câu nói có hàm nghĩa gì?
“Gái mùng một, trai hôm rằm” có hai hàm nghĩa, một là con gái sinh vào ngày mồng một tháng giêng thì cả đời giàu sang phú quý, nếu sinh vào thời xưa, thậm chí còn có mệnh làm nương nương. Trẻ sinh vào ngày rằm thường có số làm quan, làm rạng danh tổ tiên. Câu tục ngữ này chính là hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho thế hệ con cháu sau này.
Trong văn hóa truyền thống, ngày mùng một tháng giêng là chỉ ngày đầu tiên của năm mới, trong dân gian rất coi trọng ngày mùng một tháng giêng cát tường này. Mà “ngày rằm” tức là ngày 15 âm lịch, là ngày trăng tròn, cũng được gọi là ngày cúng tế trong dân gian.
Ví dụ, ngày 15 tháng giêng âm lịch được gọi là Tết nguyên tiêu, còn ngày 15 tháng 7 âm lịch được gọi là Tết Trung nguyên. Nhưng vì sao có cách nói: Con trai sinh vào ngày 15 âm lịch lại có thể có số làm quan, con gái sinh vào tháng giêng âm lịch có số hưởng phúc?
Câu nói này xuất phát từ đâu?
Một là tập tục, liên quan đến ngày “mùng một” và “ngày rằm” có rất nhiều tập tục, dân gian cho rằng, ngày đầu tiên của năm mới là ngày sao Tử Vi chiếu xuống và người ta cho rằng, sao Tử Vi sẽ mang phúc lành đến cho bách tính muôn dân. Bởi vậy, mọi người cho rằng, sao Tử Vi có nghĩa là “điềm lành”, những cô gái sinh ra vào ngày sẽ gặp nhiều may mắn.
Mà ngày rằm là ngày dân gian thường nói là ngày “sao Văn Khúc” hạ phàm, liên quan đến sao Văn Khúc, rất nhiều người đều biết, hiện nay có một số học sinh trước khi đi thi sẽ đến bái lạy sao Văn Khúc. Vào thời cổ đại, những người tiến sỹ trạng nguyên trong bảng vàng kì thi đều được “mệnh danh” là: Sao Văn Khúc hạ phàm. Vì vậy, khi sinh con trai, người xưa đều hy vọng sẽ sinh vào những ngày này. Những nhân vật nổi tiếng thời cổ đại như Gia Cát Lượng, Bao Chửng,… đều sinh vào ngày 15 âm lịch.
Thứ hai là, liên quan đến học thuyết âm dương, đối với “Gái sinh mùng một, trai sinh ngày rằm”, có liên quan đến thuyết âm dương của Trung Quốc cổ đại. Cổ nhân cho rằng, ngày mùng một đầu tháng, khí âm là nặng nhất, nhưng đây là lúc trăng khuyết, mà ngày rằm 15 âm lịch thì khí dương nặng nhất, cũng chính là lúc trăng tròn nhất.
Nam thuộc dương, nữ thuộc âm, vì vậy con trai sinh vào ngày rằm 15 âm lịch sẽ có dương khí mạnh, con gái sinh vào ngày mồng một Tết sẽ có âm khí mạnh, có mệnh phú quý. Câu tục ngữ này cũng có điểm chung với cách nói: “Nam sợ mùng một tháng giêng, gái sợ mười lăm âm lịch”.
Thứ ba là, liên quan đến các tác phẩm văn học. Trong “Hồng Lâu Mộng” có nhân vật tên là Viên Xuân, tương truyền rằng, cô sinh vào ngày mồng một tháng Giêng, sau đó vào cung làm nương nương, sau đó là thăng tiến lên như diều gặp gió. Từ tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của tác giả Tào Tuyết Cần có thể thấy rằng, vào thời nhà Thanh, trong dân gian đã rất thịnh hành thuyết nói “Gái sinh vào mùng một tháng Giêng sẽ có mệnh làm nương nương, hoặc sẽ hưởng một cuộc sống giàu sang, phú quý”.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Bộ phận của con lợn được ví như thuốc quý làm đẹp da, đem chế biến theo cách này ăn cực bổ
-
Rán cá chỉ cần thêm 1 thìa này vào chảo, cá vàng giòn cả 2 mặt, không lo dính chảo
-
Nấu canh xương làm thêm bước này hết sạch mùi hôi: Canh trong veo thơm ngọt, không bị đục nước
-
Món lòng xào dưa ngon bất ngờ chỉ với 1 mẹo cực hay
-
6 loại thực phẩm chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ phòng thay vì tủ lạnh