Từ 1/7/2024, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực. Sẽ có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước từ ngày 1/7/2024, tuy vậy riêng 3 đối tượng này không phải đổi thẻ.
Những đối tượng bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước từ 1/7/2024
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước được quy định chi tiết tại Điều 24 Luật căn cước 2023. Theo đó, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi;
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
3 đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước
Bên cạnh đó, Điều 46 Luật căn cước 2023 có quy định:
- Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật căn cước 2023. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
- CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.
- Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Như vậy có thể thấy các trường hợp không phải đổi ngay sang thẻ Căn cước là:
Thứ nhất, những người đã được cấp thẻ CCCD và vẫn còn thời hạn sử dụng
Những người này sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước khi đến thời hạn đổi thẻ (theo độ tuổi), vì khi Luật Căn cước có hiệu lực thì thẻ CCCD không còn sản xuất nữa.
Thứ hai, người đang có Chứng minh nhân dân (còn thời hạn sử dụng) sẽ có giá trị đến hết ngày 31/12/2024. Trường hợp này, từ 01/01/2025, người dân bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước.
Và thứ ba, công dân trên 60 tuổi, đặc điểm nhân dạng của họ cơ bản đã ổn định, ít thay đổi nên không bắt buộc phải quy định việc cấp đổi thẻ đối với những người ở độ tuổi này.
Tuy nhiên, công dân ở độ tuổi này vẫn được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi có yêu cầu, hoặc trong trường hợp thẻ hư hỏng, mất sẽ phải làm lại thẻ.
Có bắt buộc thu thập mống mắt khi làm thẻ Căn cước?
Theo quy trình làm thẻ Căn cước tại Luật mới có nêu một trong các bước làm thẻ là người từ đủ 6 đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định.
Đối với người từ đủ 6 đến dưới 14 tuổi thì người đại diện hợp pháp sẽ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. Bên cạnh đó khác, theo khoản 3 Điều 14 Luật Căn cước 2023, thì công dân Việt Nam dưới 14 tuổi không bắt buộc phải làm thẻ Căn cước trừ trường hợp có nhu cầu.
Về việc thu thập mống mắt để bổ sung cho thẻ căn cước công dân, Điều 46 Luật Căn cước 2023 nêu rõ, thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Nếu có nhu cầu thì công dân được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Như vậy, thẻ CCCD vẫn được sử dụng bình thường nếu vẫn còn thời hạn và không bắt buộc phải thu thập mống mắt để bổ sung cho thẻ này. Khi người dân có nhu cầu đổi sang thẻ Căn cước mới bắt buộc phải thu thập mống mắt.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Dãy số đặc biệt trên thẻ CCD gắn chíp, ai biết dùng hưởng thêm nhiều quyền lợi
-
Kể từ 1/7/2024: Người dân được hưởng thêm 1 quyền lợi đặc biệt khi làm thẻ Căn cước
-
Từ nay đi khám bệnh không cần mang theo thẻ BHYT: 3 cách này giúp bạn hưởng mọi quyền lợi, chẳng lo thiệt thòi
-
2 cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không vô cùng đơn giản
-
Bỗng dưng nhận thông báo nợ do thông tin CMND/CCCD bị đánh cắp: Người dân cần làm gấp 1 việc