Nhìn móng tay bạn sẽ đoán ngay sức khỏe của trẻ

( PHUNUTODAY ) - Những dấu hiệu trên móng tay trẻ có thể giúp bạn đoán trước được tình trạng sức khỏe của bé yêu như thế nào?

Nếu móng tay trẻ xuất hiện những hiện tượng sau đây thì chứng tỏ con bạn đang gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe. 

Móng tay bé có xuất hiện đốm hay vân trắng

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thông thường thì hiện tượng này thường được gây ra khi bé bị thương tích trên móng. Những điểm trắng này sẽ biến mất ngay sau khi phần bị ảnh hưởng (do bị thương) của móng tay mọc lại.

Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi cũng có thể xảy ra do bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan. Mẹ không cần quá lo lắng vì khi móng tay dài ra, những đốm hay vân trắng đó sẽ được cắt bỏ.

Một nửa móng tay của bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường

Nếu đột nhiên móng tay bé xuất hiện màu đỏ hoặc hồng bất thường so với màu móng tự nhiên thì mẹ cần chú ý. Vì móng tay trẻ có màu hồng nghĩa dấu hiệu của thiếu máu, còn móng tay màu đỏ thì là dấu hiệu của bệnh tim. 

Chính vì vậy. mẹ cần tăng cường chế độ ăn giàu chất sắt cho bé hoặc uống viên sắt bổ sung trong trường hợp bé ăn uống kém. Khuyến khích bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, rau bina, nho khô và các loại thực phẩm khác.

Móng tay thì giòn, dễ rách hoặc bong từng lớp

Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh về da hoặc do không bổ sung đủ lượng protein cần thiết. Vì vậy, mẹ nên tăng cường cho bé ăn thịt, cá, tôm để bổ sung thêm protein. Đồng thời bổ sung thêm kali, sắt nếu muốn móng tay khỏe hơn.

Móng tay có dòng kẻ ngang

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Khi móng tay xuất hiện những dòng kẻ tối màu theo chiều ngang thì đó chính là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào trong móng tay của bé. Những dấu hiệu này thường được gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da và nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.

Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có điều trị kịp thời.

Móng tay thường xuyên xước măng rô

Dấu hiệu này xuất hiện là do bé bị thiếu hụt vitamin C và axit folic, nên phần da quanh móng tay sẽ thường xuyên bị tổn thương. Thậm chí ảnh hưởng đến gốc móng, làm xuất hiện những đường gờ ngang. Xước măng rô đi kèm với ngứa là dấu hiệu bị viêm da, nấm da. Để tránh làm con đau, mẹ tránh không dùng tay kéo phần xước măng rô. Tốt nhất, nên dùng kéo hoặc đồ bấm móng tay để loại bỏ phần da này.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang