Vì sao hơi thở của bé yêu lại có mùi hôi?

( PHUNUTODAY ) - Một hội chứng khá phổ biến ở trẻ em đó là chứng hôi miệng. Vậy tại sao hơi thở của bé lại có mùi hôi và làm cách nào để trị khỏi mùi hôi miệng ấy.

Hôi miệng ở bé là tình trạng tương đối hiếm. Nó thường xuất hiện ở bé tuổi tập đi vì khi đó, nhiều loại thức ăn gây nên vi khuẩn trong miệng và tạo nên mùi hôi. Miệng hôi khi vừa ngủ dậy được gọi là chứng hôi miệng buổi sáng.

Vì sao hơi thở của bé lại có mùi hôi?

f7

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi. Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm ở trong miệng một thời gian dài.

Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở. Bạn có thể đưa con đi kiểm tra amiđan của bé trong một buổi khám cổ họng. Nếu có vấn đề, những mảnh vụn thức ăn bám ở đây sẽ được loại bỏ.

Ngoài ra, nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.

Trường hợp bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều hơn. Bởi các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu. Vì thế, bạn nên thường xuyên rửa tay cho bé sạch sẽ với xà phòng và nước, đặc biệt với bé hay ngậm tay.

Cách điều trị ra sao?

f8

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nếu bạn muốn hơi thở của bé được thơm tho thì cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa (hoặc sữa) từ răng và miệng. Trường hợp với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước.

Đối với trẻ em dưới 3 tuồi chưa thể dùng bàn chải đánh răng, thì phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. CÁch nghĩ chỉ chải răng vào buối sáng và tối là không đúng. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng. Tuy nhiên, nếu bé mắc hôi miệng kéo dài, bạn cần tìm những nguyên nhân khác.

Trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ nên giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… có ở các món ăn 

Bố mẹ chú ý cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy. Hơn nữa nên cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn