Trẻ nằm nghiêng người
Tư thế nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải xuất hiện ở nhiều trẻ. Nhiều người cho rằng trẻ nằm nghiêng ngủ thường thận trọng, nhút nhát. Tư thế nằm nghiêng là vì muốn bảo vệ bản thân.
Bước đến môi trường lạ, trẻ thường rụt rè, không được thoải mái. Phải tới khi đã quen với nơi đó thì trẻ mới thể hiện đúng con người của mình.
Các chuyên gia Nhi khoa cho biết đây là tư thế tốt giúp trẻ có hình dáng đầu tròn, dễ dàng hô hấp hơn, không bị ngủ ngáy và thở khò khè, khá an toàn khi ngủ. Tư thế ngủ này giúp cho đường tiêu hóa không đi ngược trở lại vào đường thở gây sặc hoặc nôn trớ.
Tuy nhiên, nếu nằm nghiêng quá lâu cũng sẽ khiến đầu trẻ bị lép ở vùng thái dương gây biến dạng tai, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vậy nên nếu trẻ nằm nghiêng quá lâu thì cha mẹ nên giúp trẻ trở mình.
Nằm sấp khi ngủ
Trẻ thường cảm thấy ấm cúng, an toàn khi nằm sấp. Tư thế nằm sấp được xem là gần giống với tư thế nằm trong tử cung của mẹ. Với tư thế ngủ này trẻ có cảm giác được bảo vệ, chở che.
Trẻ ngủ ở tư thế này giúp hạn chế nôn trớ thức ăn, hạn chế dịch tiêu hóa từ dạ dày ngược lên thực quản. Việc nằm sấp cũng giúp trẻ cứng cáp và phát triển nhanh hơn.
Theo kinh nghiệm của người xưa, trẻ nằm sấp thường có IQ cao vượt trội. Đồng thời chúng có cá tính mạnh mẽ, dũng cảm, sống nội tâm, không dễ nản lòng khi gặp vấp ngã.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ tư thế nằm sấp rất nguy hiểm vì có thể gây nghẹt thở. Con nằm sấp quá lâu thì cha mẹ nên giúp con thay đổi tư thế. Khi con nằm sấp cũng không nên để các vật cản như mũ nón, khăn, chăn… ở gần để hạn chế tối đa khả năng gây ngạt thở và nguy hiểm.
Nằm ngửa, chân tay giang rộng
Khi trẻ nằm ngủ ở tư thế này, hai cánh tay mở rộng, khuỷu tay gấp và hướng lên phía đầu, hai chân gập nhẹ ở gối và đùi. Với tư thế này trẻ cảm thấy thoải mái, thả lỏng, hỗ trợ việc hô hấp do đường thở được giữ thông thoáng. Nằm ngửa cũng giúp cho các cơ quan như tim, hệ tiêu hóa, phổi, bàng quang không bị chèn ép, tốt cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ thích nằm ngửa khi ngủ thường có trí thông minh vượt ngưỡng. Trẻ thường tự tin, thoải mái, lạc quan yêu đời và luôn giữ được thái độ bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó trẻ cũng cảm thấy hạnh phúc và không có bất cứ áp lực nào ám ảnh đến tâm tư cả.
Tuy nhiên, tư thế ngủ này cũng dễ gây ra nguy cơ trẻ bị “đầu bẹt” gây mất thẩm mỹ hoặc con bị nôn trớ, sặc do thức ăn bị chèn ở cổ họng.
Nằm ngủ cuộn tròn, co ro
Đây là tư thế trẻ từng nằm trong bụng mẹ. Khi đó thai nhi có cảm giác được che chở. Cha mẹ lưu ý trẻ nằm tư thế này thường thấy thiếu cảm giác an toàn. Khi trẻ đang buồn, cô đơn và muốn người thân quan tâm.
Nếu trẻ đã lớn mà vẫn thường xuyên nằm ngủ cuộn tròn như “bào thai” thì cha mẹ nên thật sự lưu ý đến con nhiều hơn. Có thể con đang lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Cũng có thể trẻ đang sợ hãi, không có cảm giác an toàn và điều này ám ảnh chúng cả trong giấc ngủ.
Tóm lại, một giấc ngủ an toàn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Dù con nằm ngủ ở tư thế nào, cha mẹ cũng không nên để con nằm quá lâu vì điều đó không tốt cho sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Nhìn tư thế ngủ biết ngay vợ chồng hạnh phúc mặn nồng hay nguy cơ tan vỡ
-
Nhìn tư thế ngủ biết tương lại bạn giàu sang hay nghèo khó
-
Bác sĩ hướng dẫn tư thế ngủ tốt nhất cho F0, làm giảm triệu chứng khó chịu, nhanh hồi phục
-
5 tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ IQ vượt trội: Số 3 nhiều mẹ lo lắng nhưng con lớn lên cực thông minh
-
10 tư thế ngủ là bài thuốc chữa bệnh, chọn đúng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ