Ly Ly, 30 tuổi (Trung Quốc) có vẻ ngoài xinh đẹp, đoan trang. Trong mắt mọi người, cô là một mỹ nhân chuẩn mực. Tuy nhiên, cô lại hay ăn mặc xuề xòa và rất ít khi mặc đồ mới. Nguyên nhân khiến cô tiết kiệm là do ảnh hưởng cha mẹ từ bé. Ngày bé mỗi khi cô đòi mua đồ mới mẹ đều nói rằng: "Con không đẹp nên mặc đồ mới cũng không khá hơn đâu. Vì thế, con cứ mặc đồ cũ cho tiết kiệm nhé!".
Câu nói này vô hình chung đã khiến bản thân Ly Ly tin đó là sự thật. Cô luôn cho rằng mình có ngoại hình xấu nên ăn mặc xuề xòa cũng không sao. Ngày bé cũng đã không ít lần cô đòi mẹ mua cho mình quần áo mới nhưng mẹ đều lạnh lùng từ chối. Tính tự ti, mặc cảm cứ thế hình thành từ bé và theo cô lớn lên đến tận bây giờ. Thậm chí nhiều bộ quần áo của cô còn được khâu đi khâu lại nhiều lần, mép áo sờn rách.
Lối sống tằn tiện của mẹ đã khiến cô nàng không hứng thú với việc mua sắm, sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người. Cũng chính vì vậy mặc dù đến nay đã 30 tuổi nhưng cô nàng vẫn chưa có người yêu và không nghĩ đến chuyện kết hôn. Bởi chính môi trường sống và cách dạy con của cha mẹ lúc nhỏ đã khiến Ly Ly trở nên mặc cảm, không xứng với người khác.
Theo cá chuyên gia, với trẻ thơ thế giới của chúng hầu như chỉ quan tâm đến quần áo mới, đồ ăn vặt, đồ chơi...Nếu cha mẹ tiết kiệm quá mức sẽ khiến bé cảm thấy mình luôn thua kém mọi người. Dẫn đến nhút nhát trong giao tiếp. Để tránh xảy ra tình trạng trên cha mẹ không nên quá tiết kiệm những điều ngay dưới đây:
1. Cha mẹ để con mặc quần áo cũ được người thân, bạn bè cho
Mặc quần áo cũ được người thân bạn bè cho trẻ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu mặc quá nhiều có thể con sẽ khiến các bạn chê cười. Lâu dần con sẽ sinh tâm lý mặc cảm, tự ti...
Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ rất ngắn. Đây cũng là độ tuổi mà tính cách của trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu trong độ tuổi này, cha mẹ để con mặc những bộ đồ cũ kỹ được người thân, bạn bè cho có thể khiến trẻ bị bạn bè cười chê. Theo thời gian, những đứa trẻ này sẽ cảm thấy thiếu tự tin, không dám đến nơi đông người.
Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy sẽ có những suy nghĩ cực đoan. Chúng sẽ đặt nặng vấn đề tiền bạc làm việc điên cuồng, thậm chí là bất chấp để kiếm tiền. Sau khi có tiền, chúng có thể tiêu xài hoang phí với mong muốn bù đắp những thiệt thòi thuở nhỏ. Ngược lại, một số trẻ lại có xu hướng tiết kiệm quá mức, dè xẻn trong chi tiêu, luôn ép bản thân sống trong khổ hạnh.
2. Cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt
Nếu điều kiện gia đình không quá khó khăn hãy cho con một khoản tiền nhỏ. Hiện nay rất nhiều gia đình bào chữa cho hành động của mình: "Không cho con tiền tiêu vặt để tránh tiêu xài lãng phí, đây là cách giúp con học cách tiết kiệm chi tiêu".
Trong giáo dục con cái cha mẹ nên dạy con cách chi tiêu hợp lý và quản lý tiền bạc. Lãng phí không phải là quá tằn tiện, mà hãy đám ứng theo yêu cầu của trẻ một cách phù hợp, trong khả năng.