Hàu là động vật nhuyễn thể có thân mềm, sống chủ yếu tại vùng nước mặn. Ngoài ra, khi chế biến bạn có thể vắt một vài giọt nước chanh để giúp hàu sạch và bớt chất nhầy. Giá trị dinh dưỡng của hàu cũng không ảnh hưởng nhiều bởi bất kỳ phương pháp chế biến nấu ăn nào khác.
Thông thường cứ 6 con hàu cỡ trung bình sẽ cho hàm lượng dinh dưỡng sau đây: Calo (50), chất béo (1 gram), chất đạm (6 gram), chất xơ (0 gram), carbohydrate (5 gram). Hàu cũng là nguồn thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin B12 tốt cho não bộ. Cụ thể bao gồm những dinh dưỡng có trong hàu đó là: sắt, vitamin D, đồng, kẽm, magie, mangan, selen.
Bên cạnh đó, hàu cũng đem đến nguồn axit béo omega - 3 dồi dào không bão hòa quan trọng cho cơ thể con người.
Mặc dù hàu rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để sử dụng thực phẩm này.
Những ai không nên ăn hàu?
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, những người có dấu hiệu sau đây cần tuyệt đối không ăn hàu sống:
Người mắc bệnh gan mãn tính.
Người có bệnh lý nền, đang sử dụng các thuốc điều trị suy giảm hệ miễn dịch.
Người có tiền sử bị dị ứng hải sản.
Bên cạnh đó, một số người nên hạn chế ăn hàu:
Những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy: Hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
Người mang thai hoặc đang cho con bú: Do hiện nay, hải sản ngày càng có hàm lượng thuỷ ngân nhiều hơn, nếu mẹ mang thai hay đang nuôi con nhỏ hấp thu trên 4 lần, mỗi lần hơn 100g mỗi tuần có thể sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Hơn nữa, những triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh sẽ xuất hiện khi trẻ 7 tuổi, thậm chí 14 tuổi.
Những người bị bệnh thống phong, viêm khớp: Hàu có thể kết chứng bệnh sỏi đường niệu, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình nên ăn khoảng 6-12 con mỗi tuần. Nếu ăn quá nhiều hàu, hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ bị dư thừa, dẫn đến các tác động tiêu cực cho sức khỏe như thừa kẽm, tiêu chảy, ngộ độc...
Một số lưu ý khi ăn hàu
Không ăn quá nhiều
Mặc dù hàu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cùng lúc để tránh tình trạng thừa kẽm. Ngoài ra, hàu cũng chứa lượng cholesterol khá cao. 170gram thịt hàu có thể chứa tới 85mg cholesterol. Do đó, dù thích món hàu đến mấy bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Nên ăn ít mù tạt khi ăn hàu
Thông thường, món hàu sẽ được ăn kèm với mù tạt để giảm độ tanh và tăng thêm độ thơm ngon. Tuy nhiên, mù tạt có thể gây kích thích niêm mạc mũi, họng nếu ăn quá quá nhiều. Loại gia vị này cũng có khả năng kích thích dạ dày đối với những người có hệ tiêu hóa kém, bị đau dạ dày hoặc viêm ruột.
Hạn chế ăn hàu sống
Thực tế, trong hàu chứa rất nhiều mầm bệnh vì chúng sinh sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển... nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.
Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Vì vậy, cần tránh và hạn chế ăn hàu sống/tái, tốt nhất nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ăn gì, uống gì để giảm nồng độ cồn nhanh nhất, không gây hại gan?
-
5 thói quen ăn lẩu vừa mất ngon lại hại thân, số 1 người Việt mắc nhiều nhất
-
3 thực phẩm ăn khi mọc mầm chẳng những không độc mà còn gấp đôi dinh dưỡng
-
Rau mọc đầy đồng vào mùa Đông, giàu canxi hơn cả sữa và trứng, chợ bán chỉ 5 nghìn/bó
-
Khoai tây kỵ 3 thực phẩm này, ai cũng cần biết để tránh