Mùa hè nắng nóng nhiệt độ cao nên vi khuẩn sinh sôi khiến cho thực phẩm dễ ôi thiu, người ăn thì dễ bị ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm tùy theo mức độ có những biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng... Ngộ độc ở mức độ vừa và nhẹ bạn có thể xử lý ngay tại nhà bằng uống thêm nhiều nước lọc, nước điện giải, ăn các món ăn có tính giải độc để nhanh hết tình trạng này và giúp cơ thể giảm mệt mỏi, nhanh phục hồi.
Một số món ăn bài thuốc dễ dàng nấu và áp dụng tại nhà là:
Cháo đậu xanh: Đậu xanh trong đông y có vị cay và tính mát rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt giải độc, đặc biệt vỏ đậu xanh. Hãy nghiền đậu xanh thành bột sống, hòa với nước để uống hoặc nấu cháo đậu xanh nguyên vỏ để ăn.
Gừng tươi: Gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc hữu ích trong đời sống hàng ngày. Gưng giúp trị đau bụng, giải độc. Bạn có thể dùng gừng và hành cho vào ấm hãm hoặc đun nước uống, uống khi còn nóng.
Củ riềng: Riềng có công dụng trị đau bụng, nôn ói, đi tiêu phân lỏng. Có thể kết hợp riềng với gừng và củ gấu tán nhỏ rồi uống, mỗi ngày uống 3 lần.
Lá tía tô: Lá tía tô có vị cay, tính ấm giúp giải độc dị ứng thức ăn. Đặc biệt khi bị dị ứng cua cá thủy hải sản thì lá tía tô rất có tác dụng. Trong trường hợp này hãy ăn trực tiếp lá tía tô hoặc nấu nước uống, hoặc giã lấy nước tươi sống.
Quả khế: Khế cũng là loại quả có tính giải nhiệt và trị ngộ độc thực phẩm tốt. Bạn có thể ăn hoặc ép nước khế để uống.
Tỏi: Tỏi có chất kháng sinh tự nhiên nên trị vi khuẩn và giúp giảm chứn tiêu chảy. Dùng tỏi theo cách sắc nước uống.
Thìa là: Có thể dùng thì là để giải độc khi ngộ độc thủy hải sản. Có thể dùng lá hoặc hạt thì là để nấu nước uống hoặc ăn trực tiếp.
Cam thảo bắc: Cam thảo là một vị thuốc giải độc trong Đông y. Bạn mua cam thảo và đại hoàng rồi đun nước uống.
Đậu ván trắng: Hạt đậu ván có công dụng trị nôn mửa và tiêu chảy. Có thể kết hợp đậu ván cùng lá hương nhu và hậu phác nấu nước uống.
Củ chuối: Củ chuối thường ít người ăn nhưng chúng chính là 1 vị thuốc tốt. Củ chuối thái miếng rửa sạch cho vào nôi nấu lên cùng chút muối để uống giúp nôn ra nhanh hơn nên giải độc.
Do đó mùa hè hãy nhớ dự trữ các thực phẩm trên ở nhà phòng ngộ độc. Nếu trong trường hợp ngộ độc mà lại có những biểu hiện dưới đây thì nên đưa tới bệnh viện:
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc có biểu hiện đau bụng dữ dội.
- Người ngộ độc có biểu hiện nôn mửa thường xuyên, trong chất nôn có máu hoặc đi ngoài ra máu.
- Sốt cao hơn 38,9°C.
- Cơ thể biểu hiện bị mất nước nặng như mắt trũng, môi khô, miệng khô, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu,..).
- Cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt, tay hoặc chân lạnh, thở nhanh hoặc thở dốc, tụt huyết áp,…
- Thể trạng yếu: người già, trẻ nhỏ, giảm miễn dịch.
- Nhiều người bệnh cùng lúc.
Tác giả: An Nhiên
-
Loài rau dại mọc đầy ruộng, làm các món ngon rao bán đầy đường, có dinh dưỡng cao, lại có thể chữa bệnh
-
Tin vui mới cực bất ngờ:Trứng có công dụng với bệnh nhân ung thư
-
Canh rau cải nấu nước luộc gà: Ngon miệng nhưng hại sức khoẻ, cần bỏ ngay
-
Sống lâu trăm tuổi với quy tắc: “Tam cần, tứ giới, ngũ bổ sung”, hãy áp dụng từ năm 45 tuổi
-
Những thực phẩm này để qua đêm biến từ bổ thành độc, đừng tiếc mà gây họa cho gia đình, mạnh tay vứt bỏ