Rau cải có nhiều loại, chẳng hạn như: cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải xoong, cải thảo, cải chíp… Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng rau cải có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi.
Trong một số nghiên cứu dịch tễ học, hấp thụ hàm lượng cao các loại rau họ cải có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác. Đặc biệt là trong trường hợp ung thư kết tràng và ung thư phổi, các loại rau họ cải được chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, nhiều loại rau họ cải có chứa một lượng đáng kể canxi, chất dinh dưỡng rất quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe.
Ngoài việc cung cấp nhiều canxi, các loại rau họ cải còn chứa vitamin K, chất dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe.
Nghiên cứu cho thấy vitamin K có thể giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương cũng như giảm tỷ lệ gãy xương ở những người mắc bệnh loãng xương.
Mặc dù rau cải rất tốt, nhưng vẫn có những đối tượng không nên ăn, bao gồm:
Người bị bệnh đường tiêu hóa
Rau cải chứa nhiều chất xơ và sulforaphane, raffinose - một loại đường không bị tiêu hóa cho đến khi vi khuẩn trong ruột lên men có thể gây ra khó tiêu, đầy hơi và khó chịu đối với những người bị rối loạn tiêu hóa như bệnh dạ dày, đại tràng, hoặc bệnh Crohn.
Tuy nhiên, hầu hết rau họ cải rất giàu dinh dưỡng, chúng ta không nên kiêng hoàn toàn, một mẹo nhỏ là hấp chín chúng để làm mềm chất xơ, khiến nó chiếm ít không gian hơn trong đường tiêu hóa và có thể giúp rau dễ tiêu hóa hơn.
Người có vấn đề về sỏi thận
Rau họ cải như cải xoăn có chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng được gọi là axit oxalic. Chất kháng dinh dưỡng là một hợp chất thực vật làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Axit oxalic có liên quan đến việc tăng nguy cơ sỏi thận. Nếu bạn đã có vấn đề với sỏi thận, có thể nên tránh cải xoăn.
Người bệnh gút
Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Người bị táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị đau dạ dày
Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người dùng thuốc chống đông máu
Rau cải có chứa vitamin K, một chất có khả năng kích thích đông máu. Do đó, người dùng thuốc chống đông máu như warfarin cũng nên hạn chế hoặc tránh ăn rau cải.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đi ngủ nhớ để biệt thoại ở chế độ này, vừa giảm bức xạ lại không hao pin
-
Chuyên gia chỉ 3 cách loại bỏ vi khuẩn E-Coli trong nước, nên biết để bảo vệ gia đình
-
Những bài thuốc đơn giản từ gừng trị những bệnh thường gặp, không biết thật phí
-
8 loại rau củ "kẻ thù của người béo" gây tăng cân nhanh hơn cả thịt, cá: Muốn giảm cân nên tránh xa
-
Dưa leo bị đắng có phải là đã bị phun thuốc trừ sâu không?