Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng/ 30
Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng/ 30
Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng/ 30
Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng/ 30
Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Lao động nữ có được nghỉ bù nếu thai sản trùng ngày nghỉ Tết?
-
Chế độ thai sản 2023: Sinh con tháng nào sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm cao nhất?
-
Tăng lương 2023: Mức hưởng ốm đau, thai sản tăng lên bao nhiêu?
-
Trường hợp đóng BHXH dưới 6 tháng vẫn hưởng chế độ thai sản, chị em nên biết để không bị thiệt
-
Lao động nghỉ thai sản, ốm đau có được hỗ trợ tiền thuê nhà không?