Mọi người cũng biết rằng, gan là một trong những bộ phận cực kỳ quan trong của con người, có chức năng chính là đào thải độc tố khỏi cơ thể. Cũng vì vậy, gan thường phải làm việc rất mệt mỏi, và dễ bị tổn thương.
Các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, hay nặng hơn là K gan ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người cho rằng, gan chỉ bị hại khi uống rượu bia hay các chất kích thích mà không biết rằng một số thói quen xấu cũng có thể khiến gan mắc bệnh.
Mới đây, truyền thông xứ Trung Hoa liên tục đưa tin về một cô gái trẻ tên là Xiao Liu (29 tuổi), đang làm giáo viên. Vì làm chủ nhiệm lớp nên cô thường xuyên bận rộn, thường phải thức khuya, làm thêm giờ trong nhiều năm liền... Lâu dần hình thành thói quen, Xiao Liu thường không bao giờ đi ngủ trước 2h sáng. Hơn nữa, trong lớp có nhiều học sinh nghịch ngợm nên Xiao Liu thường ở trong trạng thái tức giận, mệt mỏi đến mức phờ phạc.
Khoảng đầu năm 2021, cô thường xuyên cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân. Cô vẫn nghĩ do cẳng thẳng nên bị dạ dày, nhưng cho tới một một ngày cô cảm thấy buồn nôn và nôn ra máu... gia đình nhận thấy cô gái trẻ dường như sụt cân nghiêm trọng nên vội vàng đưa vào viện.
Tuy nhiên, sau hàng loạt các bước thăm khám, cuối cùng bác sĩ đã đưa ra kết luận, cô bị K gan giai đoạn cuối. Tế bào xấu đã di căn tới phổi, vì thế không thể phẫu thuật. Sau một thời gian hóa trị, Xiao Liu đã qua đời khi chỉ mới 29 tuổi.
Nguyên nhân vì sao Xiao Liu không uống rượu bia mà vẫn mắc bệnh?
Bác sĩ trực tiếp điều trị của cô nói rằng, dù cô không uống rượu bia nhưng lại phạm phải 2 thói quen rất xấu là: Thức khuya và liên tục có cảm xúc tiêu cực.
Thứ nhất: Thức khuya trong thời gian dài
Thức khuya trong thời gian dài không chỉ dẫn đến thiếu ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của gan vào ban đêm. Bác sĩ nói: Từ 23h đến 1h sáng là thời điểm gan bắt đầu lọc, đào thải các độc tố trong cơ thể. Từ 1-3h sáng bạn cần ngủ sâu để gan có thể thanh lọc tốt nhất.
Khoảng 3-5h sáng, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi, 5-7h sáng là thời điểm vàng để thức dậy, vệ sinh cá nhân để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Việc bạn thức quá khuya gây ảnh hưởng đến quá trình thải độc, nghỉ ngơi của gan. Theo thời gian, các tế bào gan bị tổn thương, cuối cùng khiến gan suy yếu, sinh bệnh nặng.
Thứ hai: Thường xuyên tức giận, stress
Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể liên tục stress kéo dài, tâm lý tức giận, tiêu cực sẽ khiến gan bị tổn thương, khiến khí huyết kém, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh về gan.
Vì sao khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn di căn?
Gan là bộ phận không có dây thần kinh cảm giác đau, chính vì thế thường khi phát hiện đã tiến triển ở giai đoạn muộn.
Theo Y học Trung Quốc, những người bị tổn thương gan sẽ có những tín hiệu sau:
- Thiếu năng lượng, mất ngủ
- Thường xuyên xì hơi, chướng bụng, gan khí ứ trệ
- Nước tiểu vàng
- Khô miệng và hơi thở có mùi khó chịu
- Rụng tóc thường xuyên
- Lo lắng, chán nản, hay thở dài
- Da, mắt, móng tay chân có màu vàng
- Ngứa da, mề đay, nổi mụn
- Đau, sốt, giảm cân không rõ lý do.
Nuôi dưỡng gan cần "2 ít"
Ít chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ
Ngày nay, nhiều người thích dùng điện thoại trước khi đi ngủ, điều đó góp phần khiến họ thức khuya hơn, gây mệt mỏi và hại gan.
Cố gắng bớt tức giận
Theo quan điểm ngũ hành của y học Trung Quốc, gan và mộc tương ứng, không ưa phiền muộn, stress lâu ngày sẽ gây suy nhược, tổn hại lớn đến gan.
Nuôi dưỡng gan cần "1 nhiều"
Đó là: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Gan là cơ quan "không đau", khi phát ra triệu chứng đau thì đã muộn, do vậy cần phải hình thành thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt người trên 40 tuổi, hay uống rượu bia lâu năm, bệnh nhân tiểu đường thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám sức khỏe 2 lần/năm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Vừa nhổ răng tại phòng khám, bé gái 5 tuổi nguy kịch qua đời, bác sĩ nói: Lỗi tại cha mẹ
-
7 loại siêu thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng, tốt gấp vạn lần bún phở bạn ăn hàng ngày
-
2 bộ phận trên cơ thể phụ nữ thâm đen chứng tỏ tử cung rất xấu, đi khám ngay kẻo bệnh tật, vô sinh
-
8 dấu hiệu của người có khả năng sống thọ trên 100 tuổi, có 3/8 điểm thôi cũng rất mừng rồi
-
Hơn 1 triệu cặp vợ chồng Việt vô sinh, hiếm muộn: Bs nói 9 lý do khiến phụ nữ ngày nay 'khó đẻ'