Xương lưỡi liềm
Những người sành ăn nhất định rất thích mua xương lưỡi liềm vì chúng rất giòn, mềm ngọt. Phần xương này có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm nên được gọi là xương lưỡi liềm.
Xương lưỡi liềm chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Do đó số lượng rất có hạn, chỉ những ai sành ăn mới biết để mua. Thậm chí nhiều người bán hàng còn cố tình giữ lại không bán để mang về nhà ăn.
Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin. Rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực, đặc biệt phụ nữ có sức khỏe yếu, muốn làm đẹp da thì càng nên ăn phần thịt này.
Phần xương đuôi lợn
Ngoài phần xương lưỡi liềm còn có một phần khác của con lợn ít người để ý mua nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe đó là đuôi lợn. Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn nhưng đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.
Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi.
2 bộ phận của con lợn vừa "bẩn" vừa "độc" bậc nhất
Gan lợn
Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gan là cơ quan giải độc của lợn, là bộ phận phân hủy các chất độc trong cơ thể của con lợn. Đây cũng là bộ phận tích tụ nhiều kim loại nặng, độc tố mà lợn ăn vào.
Bên cạnh đó, gan lợn còn chứa nhiều cholesterol, nếu ăn quá 2-3 lần mỗi tuần sẽ gây thừa cân, béo phì, hại tim mạch.
Bác sĩ khuyên các gia đình nên hạn chế ăn gan lợn vì "bẩn" và "độc". Chỉ nên ăn gan của những con lợn biết rõ nguồn gốc hoặc những nơi giết mổ đã qua kiểm dịch. Mỗi lần ăn từ 50-70g/bữa đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.
Thêm vào đó, gan cần nấu chín kỹ trước khi ăn, kẻo có thể gây nhiễm khuẩn hoặc gây hại cho hệ tiêu hóa.
Ruột lợn
Ruột lợn vừa ngon, vừa béo ngậy ai cũng thích. Nhưng bạn sẽ suy nghĩ lại khi biết đây là cơ quan chứa phân, đồng thời cũng là bộ phận bẩn nhất của lợn .
Phần ruột lợn cũng là bộ phận chứa rất nhiều chất béo, cholesterol, axit uric... vì thế không phù hợp để tiêu thụ quá thường xuyên. Đặc biệt người mắc bệnh gút, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch... càng không nên tiêu thụ bộ phận này của lớn.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu muốn ăn phần ruột lợn bạn nên tự mua về sơ chế sạch sẽ, hãy loại bỏ phần mỡ trong ruột lợn, lột ngược để sát muối và chanh sạch sẽ trước khi đem đi chế biến. Ruột lợn không nên ăn quá 2 bữa 1 tuần.
Tác giả: Mộc
-
Loại rau dại không trồng, chẳng chăm mà mọc xanh tốt, bổ ngang sâm, chặn được cả bệnh K
-
Vì sao có tình trạng ngứa vùng kín? Đây là 5 nguyên nhân mà các chị em thường hay mắc phải
-
5 loại cá đại bổ được ví là Sâm nước: Đi chợ nhìn thấy đừng tiếc tiền mua
-
Bí quyết hết mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ của nữ cố vấn 65 tuổi
-
1 loại quả ngọt mát nấu thành nước uống là “thuốc bổ", mát gan thải độc