Nói xấu sau lưng người khác
Trong cuộc sống này, ai cũng bận bịu về lịch sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ phong phú. Con người vốn chằng có ai là hoàn thiện cả. Bởi thế nên cũng khó mà tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm.
Với sai phạm của mình thì bất kỳ ai cũng muốn được người khác tha thứ. Vậy thì tại sao ta không thể bao dung cho những lỗi lầm của người khác. Thay vì nói xấu, hãy mở rộng lòng mình, nếu có thể im lặng bỏ qua thì hãy cứ làm theo.
Nóng nảy, cáu giận
Nóng giận thì cả hai sẽ không vui. Nóng giận vốn chẳng thể nào giải quyết hết mọi vấn đề được, càng oán giận lại càng thêm day dứt mà thôi. Trong quản giáo con cái, nếu cha mẹ thường xuyên nổi nóng thì biết đâu sau này chúng sẽ học tập sự nổi nóng của chính cha mẹ mình? Bởi vậy nên làm cha mẹ, hãy nhẹ nhàng phân giải cho đứa con của mình hiểu.
Nói tục chửi bậy
Ngôn ngữ trong sáng thì mới có văn hóa, văn minh. Lời ăn tiếng nói lịch sự sẽ là chất xúc tác để gây thiện cảm dành cho người đối diện.
Một người đàn ông ăn nói chân thành, chính trực là biểu hiển của bậc quân tử. Một thiếu nữ phát ngôn ra những lời chua ngoa thì liệu có thể trở thành cô gái dịu dàng, nữ tính đáng được các chàng trai mến mộ?
Im lặng trước cái ác cũng chính là khẩu nghiệp
Vạch trần tội ác, nói lên những sự thật đứng về chính nghĩa là biểu hiện của lương thiện, đó không phải là khẩu nghiệp.
Im lặng trước cái ác cũng chính là tội nghiệp. Đặc biệt nếu đó là một tội ác lớn như phóng hỏa, sát nhân, vi phạm nhân quyền, diệt chủng… Vạch trần kẻ xấu là ngăn cản họ tiếp tục làm ác, đây là một việc thiện. Nếu làm được như vậy, xã hội mới công bằng và ổn định dài lâu.
Nói dối
Tại sai một người lại nói dối, để đổ lỗi cho người khác, thay vì không dám nhận lỗi về mình.Nếu phát hiện ai đó đang lừa dối mình, thì bạn sẽ mất đi sự tin tưởng dành cho người ấy. Và tất nhiên, bạn sẽ không còn coi đó là một người bạn chân thành. Tương tự, một ông chủ liệu có thể thăng chức và đặt trọng trách lên vai của kẻ nói dối? Niềm tin một khi đã mất thì giống như “bát nước đã đổ đi”, muốn lấy lại phải cần thêm bao nhiêu thời gian nữa?.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Người thường xuyên ''tích âm đức'' nhận về phước lành sẽ có 4 đặc điểm này
-
"Có đức mặc sức mà ăn'': Phật dạy 6 cách tính đức để rước nhiều phúc báo
-
Nhân quả báo ứng: Vô sinh có 3 quan hệ nhân quả, đừng vì thiếu hiểu biết mà phải gánh nghiệp
-
Đời người sướng hay khổ, đắng cay hay ngọt bùi đều gói gọn vào điều này
-
Phật dạy: Vợ chồng muốn sống hạnh phúc, gia đình thịnh vượng phải nhớ ''tu khẩu''