Tục bó chân giữ dáng
Phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến thực hiện tập bó chân để có "gót sen ba tấc" (tam thốn kim liên) bởi nó được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp và biểu tượng địa vị trong gia đình cũng như xã hội. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân.
Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là “Kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Trên thực tế, tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa thời xưa bắt nguồn từ thời Bắc Tống, thịnh hành vào thời Nam Tống và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Minh, Thanh. Hầu như họ bắt đầu bó chân từ năm lên 4 - 5 tuổi. Đến lúc trưởng thành, khi phần xương chân đã được định hình, họ mới có thể tháo băng vải.
Bàn chân "gót sen 3 tấc" vì sao phi tần phải cố giấu?
Bàn chân gót sen nhỏ xinh tạo ra bằng cách bẻ gập ngón chân vào lòng bàn chân và buộc chặt bằng vải từng được cho là điều kiện bắt buộc để phụ nữ thời xưa có được cuộc hôn nhân và đời sống tốt đẹp hơn.
Trước đây chỉ có phụ nữ trong gia đình cao quý mới bó chân, do đó các vị phi tần mỹ nữ trong cung cũng thường theo tục bó chân. Các phi tần trong hậu cung của hoàng đế đều có đôi bàn chân rất nhỏ để đi những đôi giày "siêu bé". Thế nhưng, họ không bao giờ được để lộ chúng trước mặt nhà vua.
Nguyên nhân chính là do các phi tần lo sợ nhà vua sẽ hoảng sợ khi thấy gót sen 3 tấc của mình. Sở dĩ như vậy là bởi khi thực hiện tập tục bó chân, đôi chân của người phụ nữ sẽ bị biến dạng và trở nên xấu xí. Vì vậy, các phi tần trong hậu cung đều coi đôi chân là bộ phận cơ thể riêng tư nhất, không muốn bất cứ ai, đặc biệt là hoàng đế nhìn thấy chúng.
Nếu nhà vua nhìn thấy đôi chân của phi tần mà hoảng sợ cũng đồng nghĩa với việc họ có thể bị ghét bỏ, xa lánh, thậm chí là không bao giờ có cơ hội được sủng ái như trước. Chính vì điều này nên các phi tần luôn phải chú ý đến từng hành động của bản thân để không lộ ra gót sen 3 tấc của mình.
Tác giả: Mộc
-
Phi tần xưa không có đồ lót, vậy họ làm gì để che đậy "sự ngượng ngùng": Hay họ "thả rông" cho tiện
-
Phi tần nào 70 tuổi nhưng vẫn được Hoàng đế Càn Long lật thẻ bài?
-
Tại sao sau khi được hoàng thượng thị tẩm, phi tần cần người dìu về cung?
-
Hoàng đế Trung Hoa thị tẩm phi tần có 1 quy tắc khắt khe, ai làm trái sẽ bị xử tội rất nặng
-
Phi tần bị đưa vào lãnh cung, thái giám tranh nhau vào hầu hạ: Hóa ra để được làm điều "mờ ám" này