Một phi tần ngoài 70 tuổi vẫn được Càn Long lật thẻ bài 'thị tẩm' liên tục, đó là ai?

14:57, Thứ ba 18/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Càn Long nổi tiếng là vị vua đa tình, với hậu cung hàng ngàn cung tần mĩ nữ, thế nhưng có một người đã ngoài 70 tuổi vẫn được ông vô cùng sủng ái.

Phi tần xuất thân bình thường, không được Càn Long sủng ái

Du phi sinh ngày 4 tháng 5 (âm lịch) vào năm Khang Hi thứ 53 (1714), xuất thân từ gia tộc Hải thị, hay còn được gọi là Kha Lý Diệp Đặc thị hoặc Hải Giai thị. Phụ thân của bà là Viên Ngoại lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ.

Kỳ tịch của gia tộc bà thuộc Mông Cổ Tương Lam kỳ. Ngay từ sớm, bà đã được chọn trở thành Cách Cách vào Tiềm Để hầu hạ cho Càn Long Đế khi ông còn là Bảo Thân vương Hoằng Lịch.

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), Thanh Thế Tông Ung Chính băng hà, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị vào ngày 3 tháng 9, lấy hiệu là Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

7

Hơn 20 ngày sau khi đăng cơ, Càn Long bắt đầu tấn phong tước vị cho Hậu cung, trong đó, Cách Cách Hải thị chỉ được phong trở thành Hải Thường tại - tước vị thấp nhất trong số các phi tần đã theo hầu Càn Long Đế từ Tiềm để.

Điều này phần nào chứng minh được bản thân bà vốn không được Càn Long sủng ái.

Nhưng chỉ sau đó một năm, do hiền hòa an phận, bà được Càn Long tấn phong phi vị lên thêm một bậc, trở thành Hải Quý nhân.

Đến năm Càn Long thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2 Hải Quý nhân được sách phong trở thành Du tần vì đã thuận lợi hạ sinh được Ngũ a ca Vĩnh Kỳ vào ngày 7 tháng 2 trước đó.

Từ cột mốc sinh hạ Hoàng tử này, cuộc đời bà có thể coi là bước sang trang mới, ứng vận vào câu nói: "Mẹ quý nhờ con".

6

Sinh hạ Hoàng tử được Càn Long đặt nhiều kỳ vọng, một bước trở thành Du phi

Ngũ a ca Vĩnh Kỳ càng lớn càng thông minh, hoạt bát, rất được Càn Long chú ý. Và nhớ tới ơn dưỡng dục của Du tần, khi Ngũ a ca được 4 tuổi, Càn Long hạ chỉ, nâng phi vị của Du tần trở thành Du phi.

Ngày 17 tháng 11, Lễ bộ Thượng thư Lai Bảo làm Chính sứ, Công bộ Tả thị lang Tác Trụ làm Phó sứ, tiến hành lễ sách phong.

Đến năm Càn Long thứ 30 (1765), Ngũ a ca Vĩnh Kỳ tròn 24 tuổi được phong làm Vinh Thân vương.

Vĩnh Kỳ là Hoàng tử đầu tiên của Càn Long Đế được phong tước Vương dù không phải là đích tử, trưởng tử hay quý tử, điều này cho thấy Càn Long Đế đã đặt rất kỳ vọng ở vị Hoàng tử này.

Đáng tiếc, chỉ ba tháng sau khi trở thành Vinh Thân vương được quần thần tiền triều chúc tụng, Vĩnh Kỳ tráng niên nhưng yểu mệnh, bạo bệnh qua đời.

Ngũ a ca qua đời, Du phi bị thất sủng nhưng lại được hậu đãi sau khi tạ thế

Như đã nói từ đầu, vốn dĩ Du phi không được Càn Long sủng ái, chỉ nhận được vinh hoa và ngồi lên được phi vị là nhờ vào con trai Ngũ a ca Vĩnh Kỳ.

Vì thế, sau khi Vĩnh Kỳ qua đời thì Du phi liền bị Càn Long ghẻ lạnh. Từ đó về sau, bà cũng không hoài thai được thêm bất kỳ lần nào nữa.

Nhưng chính sự ghẻ lạnh này, ngày nay đã được nhiều nhà sử học coi như là điều may mắn của Du Phi, bởi bà không còn phải vướng vào các cuộc tranh sủng tàn khốc nào nữa.

Không ai hại bà, bà cũng chẳng hại ai, cứ điềm nhiên sống cuộc đời của riêng mình trong chốn cấm cung.

9

Vì sao về già lại được Càn Long để ý?

Du Phi xuất thân không cao quý như những phi tần khác. Tuy nhiên bà được miêu tả là vô cùng dịu dàng, thấu hiểu lòng người. Khi đã 80 tuổi, có lẽ ông không còn cần một mĩ nữ xinh đẹp trẻ trung, mà là một người tri kỷ bầu bạn, nghe ông tâm sự. Vì vậy ông đã chọn Du Phi.

Sau cái chết yểu của Ngũ a ca Vĩnh Kỳ, Càn Long bị đả kích trầm trọng. Ông thường xuyên đến tìm Du Phi để an ủi, tâm sự.

Sau tất cả, đây là người đã đồng hành với Càn Long từ lúc ông là hoàng tử cho đến tuổi xế chiều. Với Càn Long, Du Phi không chỉ là vợ mà còn là bạn bè cùng nhau chia sẻ, hàn huyên. Bởi những nguyên nhân trên mà dù đã ở độ tuổi hơn 70 mà bà vẫn được vua lật thẻ bài liên tục.

Sau khi Lệnh Ý Hoàng Quý phi, Khánh Quý phi và Thư phi lần lượt qua đời, địa vị của Du phi trong Hậu cung là cao nhất.

5

Cộng với tư lịch lâu bền, hầu hạ Càn Long kể từ khi ông còn là Bảo Thân vương ở Tiềm Để đến tận những năm tháng về già, nên lúc này đây Du Phi có thể coi là phi tần đứng đầu chúng phi.

Mãi cho đến năm Càn Long thứ 57 (1792), ngày 21 tháng 5 (âm lịch), Du phi Hải thị mới qua đời tại Vĩnh Hoà cung, hưởng thọ 78 tuổi.

Đến khi hậu lễ 100 ngày mất của Du phi, Càn Long vì nhớ thương bà đã từng bên cạnh ông nhiều năm từ khi còn là Hoằng Lịch, thêm 57 năm khi ông trở thành Càn Long Đế, cơ hồ đã là cùng ông bầu bạn cả đời nên trong lời văn tế, Càn Long Đế đã truy phong, nâng phi vị của Du phi trở thành Du Quý phi.

Ít lâu sau đó, Càn Long hạ lệnh, đưa thi hài của Du Quý phi nhập tán ở Dụ lăng Phi viên tẩm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo