Phi tần bị đưa vào lãnh cung, thái giám tranh nhau vào hầu hạ: Hóa ra để được làm điều "mờ ám" này

08:40, Thứ ba 01/08/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi phi tần bị đưa vào lãnh cung tức là bị thất sủng nhưng lại có rất nhiều thái giám tranh nhau vào đó để phục vụ họ. Tại sao lại có nghịch lý như vậy?

Nhiều người tưởng rằng, khi phi tần bị đưa vào lãnh cung tức là bị thất sủng, vì thế sẽ chẳng có ai quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất nhiều thái giám tranh nhau vào đó để phục vụ họ. Tại sao lại có nghịch lý như vậy?

Phi tần phạm tội bị đưa vào lãnh cung – một nhà tù đặc biệt

Ngày nay, khi xem các bộ phim cung đấu, nhiều người có thể lầm tưởng lãnh cung là một nơi cố định. Trên thực tế, trong Tử Cấm Thành không có cung điện nào như vậy. Sử sách ghi rằng những nơi này phần lớn đều vắng vẻ, hẻo lánh, cách xa chỗ ở của hoàng đế nên mới gọi là lãnh cung. Ghi chép về lãnh cung có từ thời Đông Chu và trước đó không có vị trí cụ thể. Nhưng vào thời nhà Thanh, hoàng đế từng dành một vị trí đặc biệt trong cung để giam giữ những phi tần thất sủng này. Sau khi bị giam cầm trong lãnh cung, cuộc sống của họ khá khốn khổ.

lanh-cung-1

Hầu hết thời gian nơi này đều bị khóa cửa, người bị giam cầm trong đó chỉ có thể mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Thức ăn hàng ngày được đưa qua khung cửa này, đồ ăn cũng rất nghèo nàn. Không ai dám nói chuyện riêng với những phi tần trong lãnh cung, bên ngoài sẽ có thái giám và quân lính canh gác. Lãnh cung thực ra rất giống nhà tù, chỉ khác đây là nơi giam giữ các phi tần của hoàng đế.

Thái giám ganh đua để được vào lãnh cung hầu hạ phi tần thất sủng

Trong phim ảnh, người ta thường thấy sau khi một vị phi tần nào đó bị ném vào lãnh cung, những người hầu hạ nàng đều tránh xa, sợ bị liên lụy. Trên thực tế, khi một phi tần bị giam trong lãnh cung, rất nhiều thái giám nguyện ý đi theo hầu hạ.

lanh-cung-5

Những nữ nhân có thể vào hậu cung để trở thành phi tần của hoàng đế phần lớn đều có gia thế hiển hách. Cho dù bị tống vào lãnh cung, không được hoàng thượng sủng ái thì họ vẫn có vàng, bạc, đồ trang sức hoặc ngân lượng bên người. Sau khi bị thất sủng, những phi tần này bị hạn chế gặp người. Cơm ăn áo mặc, nơi ăn chốn ở khác trước rất nhiều. Mọi thứ lúc này phụ thuộc vào thái giám phục vụ trong lãnh cung.

Người nhà của những phi tần này cũng không đành lòng khi biết con gái mình phải chịu khổ cực trong lãnh cung. Họ phải phụ thuộc vào những thái giám để gửi thêm quần áo, thức ăn đến cho con. Trong quá trình này, hoạn quan có thể được đủ bổng lộc.

Có những phi tần dã tâm cao, dù bị ném vào lãnh cung cũng không cam tâm ở đó cả đời. Trong lịch sử từng ghi nhận nhiều phi tần bước ra khỏi lãnh cung, lấy lại được sự sủng ái của hoàng đế. Người có thể cùng các phi tần vượt qua những năm tháng khó khăn, hoạn nạn sẽ được tin tưởng nhiều nhất sau khi phục sủng. Những thái giám theo vào tận lãnh cung hầu hạ phi tần đều đã tính đến kịch bản này.

Hầu hết các thái giám bình thường chỉ có thể làm những công việc lặt vặt. Sau khi vào lãnh cung, họ có thể đường đường chính chính trở thành tâm phúc của các phi tần. Đó là cơ hội rất lớn để họ được coi trọng.

Ngoài ra, cũng có một số thái giám sau khi vào cung chỉ muốn kiếm sống qua ngày, không muốn bị kéo vào các cuộc tranh đấu chốn hậu cung. Chính vì vậy, họ sẵn sàng chọn đi theo một phi tần vào lãnh cung. Dù không được ban thưởng hậu hĩnh, nhưng chỉ cần tránh xa cung đấu là họ có thể bình an sống qua ngày. Hơn nữa, công việc hầu hạ phi tần trong lãnh cung rất nhàn hạ. Những thái giám này sẽ chẳng cần lo lắng bị vu cáo, ngược đãi. Thân phận chủ, tớ trong lãnh cung không khác biệt quá nhiều. Có thể thấy rằng, phục vụ các phi tần thất sủng cũng có nhiều mặt tích cực nên nhiều thái giám tranh nhau vào lãnh cung để hầu hạ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm