Phi tần nhà Thanh buộc phải "ngậm chặt miệng" không được kêu khi thị tẩm với vua, vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Trong thời kỳ nhà Thanh, các phi tần phải giữ im lặng và không được hé răng trong khi thị tẩm. Vì sao, ở triều đại này lại có những quy định khắt khe như vậy?

Sống giữa các mỹ nữ tuyệt trần, mỗi người mỗi vẻ, hoàng thượng không khỏi đau đầu trước việc làm sao để sắp xếp, tuyển chọn người qua đêm. Việc thị tẩm cũng có những quy tắc nhất định. Trong thời kỳ nhà Thanh, các phi tần phải giữ im lặng và không được hé răng trong khi thị tẩm. Vì sao, ở triều đại này lại có những quy định khắt khe như vậy?

Vì sao phi tần nhà Thanh buộc phải im lặng khi làm chuyện ấy?

Phi tần nhà Thanh buộc phải im lặng khi làm chuyện ấy

Thời nhà Thanh (1644 – 1912), qui định vua “bốc thăm” chọn phi tần trước mỗi đêm lâm hạnh, được thực hiện thường xuyên và tương đối nghiêm ngặt. Bộ máy cai quản đời sống về đêm của hoàng thượng ở hậu cung gọi là “Kính sự phòng”, người phụ trách có quyền hạn cao nhất là thái giám Kính sự phòng, có nhiệm vụ sắp xếp, ghi chép đời sống chăn gối của hoàng thượng và hậu phi.

Đợi vua dùng bữa xong, thái giám sẽ quỳ xuống đất, đợi hoàng thượng “bốc thăm”. Lúc đó, vua sẽ rút một cái thăm, đặt trên khay bạc. Phi nào có tên khắc trên thăm đó sẽ được qua đêm với hoàng thượng. Sau khi lui ra, thái giám Kính sự phòng sẽ thông báo cho phi đó đi tắm nước thơm và làm tất cả những công tác chuẩn bị cần thiết.

Tới giờ hoàng thượng đi nằm, thái giám này sẽ cởi bỏ toàn bộ y phục và dùng áo lông vũ quấn quanh người phi đó, sau đó cõng vào tẩm cung của hoàng thượng. Đây là cách an toàn dùng để tránh việc có người giấu vũ khí trong người đem vào tẩm cung. Ngoài ra, những phi tần này không được phép phát ra bất kỳ tiếng động nào trong quá trình sủng hạnh. Đây là quy tắc "bất thành văn" mà ai cũng hiểu, mặc dù không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của Thanh triều.

Nguyên nhân của quy tắc kỳ lạ này được cho các thái giám Kính Sự phòng sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung, vừa để nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, vừa để thực hiện các yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có. Điều này khiến việc thị tẩm của Thiên tử không thoải mái và tự nhiên.

Thực tế là Hoàng đế không được sủng hạnh phi tử quá nửa giờ, tương đương với 30 phút, và các phi tần vẫn phải chịu đựng những điều kiện khắt khe, khiến cho số phận của những thê thiếp không hoa lệ như những gì mọi người tưởng tượng. Bên ngoài, họ có vẻ rạng rỡ và vẻ vang, nhưng thực tế là họ phải chịu đựng những chua xót và khổ sở mà không phải ai cũng hiểu.

Vì sao phi tần không được mặc đồ khi thị tẩm?

Phi tần không được mặc đồ khi thị tẩm

Để được thị tẩm và có cơ hội được sủng ái trong triều đình Trung Hoa, các phi tần phải trải qua những bước khó khăn. Bước đầu tiên là bị chọn để thị tẩm thông qua việc lật bảng, và quyết định cuối cùng phụ thuộc vào sự ưa thích của vua. Một số phi tần may mắn được sủng ái nhiều lần, trong khi những người khác có thể phải đợi vài năm hoặc vài chục năm để được triệu tập.

Đặc biệt Phi tần được lựa chọn để hầu hạ Hoàng đế, trước khi thị tẩm phải cởi bỏ hết quần áo và quấn mền, được quân lính khiêng vào phòng ngủ của Hoàng đế. Sau đó phải được các thái giám kiểm tra lại để đảm bảo chính xác thì mới được đưa đến giường rồng của Hoàng đế.

Việc các phi tần đều phải cởi trần và quấn chăn trước khi vào hưởng “sủng hạnh” một phần là để Hoàng đế khỏi tốn thời gian chờ đợi khâu cởi xiêm y. Trong quá trình này, họ phải tuân theo nhiều quy định kỳ lạ nữa, chẳng hạn như bò từ góc chăn để hở chân, không được ngủ cùng vua và phải rời khỏi tẩm cung sau khi đã được sủng ái.

Nguyên nhân của luật lệ này là để bảo vệ Hoàng đế khỏi những nguy hiểm tiềm tàng và ngăn ngừa các phi tần và cung nữ gây án. Với tình hình chính trị bất ổn của Trung Quốc thời Minh - Thanh, việc này trở nên càng cần thiết hơn. Các phi thần tuy trở thành đồ chơi giải quyết nhu cầu sinh lí và công cụ truyền giống của hoàng đế nhưng trong mắt họ, đây lại là cơ hội cả đời khó mà có được. Điều này thể hiện rõ sự tàn khốc đến cực đoan của chế độ phong kiến xưa.

Tác giả: Vũ Thêm