1. Đừng bỏ qua omega-3 và omega-6
Omega-3 có trong cá có thể giúp giảm lượng insulin trong cơ thể. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ 1:1 với omega-3 và omega-6 sẽ cung cấp những lợi ích sức khỏe tối ưu.
2. Vận động điều độ
Tập thể dục sẽ làm tăng nồng độ testosterone giúp xây dựng cơ bắp. Tuy nhiên, chỉ nên tập thể dục điều độ vì nghiên cứu cho thấy chế độ tập luyện cardio (bài tập tăng nhịp tim) quá mức có thể làm tăng nồng độ cortisol.
3. Đừng uống cà phê quá nhiều
Theo một nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng, uống vài ly cà phê mỗi ngày ảnh hưởng đến nồng độ estrogen ở phụ nữ. Theo nghiên cứu này, uống 2 tách cà phê mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng đến hormone.
4. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, và do đó làm rối loạn các hormone khác. Nghiên cứu này cho thấy, thiếu ngủ sẽ làm tăng nồng độ leptin và dẫn đến ăn quá nhiều. Cần ngủ ít nhất 7-8 giờ ngủ mỗi đêm.
5. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến là nguyên nhân gây rối loạn hóc môn, vì chúng làm tăng nồng độ estrogen, làm giảm testosterone và có thể dẫn đến mất nhạy cảm insulin.
6. Bổ sung magiê
Magiê giúp sản xuất hormone khỏe mạnh. Ăn thực phẩm như hạt chia và bông cải xanh sẽ giúp tăng magiê trong cơ thể.
7. Tránh độc tố
Độc tố từ các loại thực phẩm chúng ta ăn và môi trường có tác động tiêu cực đến hormone. Hầu hết các độc tố chúng ta ăn được tìm thấy trong đồ dùng tẩy rửa, thùng nhựa, thuốc trừ sâu... Sử dụng lọ thủy tinh thay vì hộp nhựa. Và ăn trái cây và rau hữu cơ.
8. 30 phút mỗi ngày tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Phơi dưới ánh sáng mặt trời sẽ cung cấp cho bạn vitamin D và tăng nồng độ testosterone. Nên tiếp xúc nhất 30 phút dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
9. Quản lý căng thẳng
Căng thẳng ảnh hưởng đến hầu hết các hormone trong cơ thể, do đó loại bỏ căng thẳng sẽ giúp rất nhiều cho sức khỏe.