Phổi có 3 nỗi sợ cần tránh xa
Sợ khói ô nhiễm
Khói ô nhiễm rất có hại cho sức khỏe của phổi. Một trong những loại khói độc hại nhất với phổi chính là khói thuốc lá. Việc hút thuốc về lâu dài sẽ làm tổn thương lông mao của phổi và ảnh hưởng đến chức năng của phế nang.
Ngoài ra, khói bếp cũng có thể chứa nhiều chất gây ung thư và độc hại. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư phổi ở nữ giới.
Nếu hít phải không khí, khói bụi ô nhiễm cũng đe dọa sức khỏe của phổi. Bởi vậy bạn nên có biện pháp bảo vệ khi ra ngoài.
Sợ khô hanh
Vì phổi ưa ẩm ướt nên những lúc thời tiết khô hanh như vào mùa thu sẽ là thời điểm tỷ lệ mắc các bệnh về phổi cao. Lúc này bạn nên uống nhiều nước hơn để nuôi dưỡng phổi. Đối với phổi, nước chính là “chất tẩy rửa”, “chất làm ướt” và “chất bảo dưỡng”.
Bạn cần đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để có thể loại bỏ độc tố khỏi phổi, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và nuôi dưỡng sức khỏe của phổi.
Sợ sự trì hoãn
Trên lâm sàng, tỷ lệ phát hiện sớm của ung thư phổi chỉ là 15%, do đó đã bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Việc chậm trễ phát hiện các bệnh ở phổi chủ yếu là do các triệu chứng của bệnh phổi không rõ ràng và mọi người ít chú ý đến nó, nên rất dễ nhầm nó với cảm lạnh, viêm phổi và các bệnh khác. Kết quả là, việc kiểm tra sẽ bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi, khó cứu vãn được.
Nếu phổi không tốt thì sẽ sinh nhiều bệnh. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng như ho và long đờm, dễ bị cảm và sổ mũi, tức ngực và đau ngực, khó thở, móng tay chuyển sang màu đen, các ngón tay bị sưng, đau vai không giải thích được, tóc khô và dễ gãy rụng, không có khả năng đại tiện, thức dậy lúc 3-5 giờ sáng thì nên đi khám kịp thời.
3 thực phẩm là “chất tẩy rửa” phổi nên ăn nhiều
Tiết lợn
Tiết lợn giàu sắt và protein vượt trội nên được coi là "máy lọc" giúp cơ thể nhanh chóng thải ra các chất cặn bã độc hại, đồng thời chống bụi bẩn và cặn bã tích tụ lại trong các cơ quan nội tạng, điển hình như ruột, phổi...
Y học hiện đại cho biết, lượng protein trong tiết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột. Chất này có thể tiêu diệt các phản ứng sinh hóa do các hạt kim loại tạo thành, sau đó loại bỏ các chất độc hại qua quá trình bài tiết.
Khi ăn tiết lợn bạn nên hấp chín và nên mua tiết lợn ở cửa hàng uy tín. Tuyệt đối không ăn tiết lợn chết vì bệnh hoặc tiết lợn có dấu hiệu ôi thiu.
Táo
Táo chứa nhiều vitamin C, E, flavonoid, beta carotene có tác dụng tốt cho phổi. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 5 quả táo mỗi tuần giúp phổi hoạt động tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bên cạnh đó, ăn táo cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi.
Quả lê
Loại quả này có tác dụng giải độc phổi, giảm ho và đờm rất tốt. Lê không chỉ giúp giảm những cơn nóng trong phổi mà còn thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, từ đó loại bỏ chất thải độc tố từ phổi.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
6 cách làm sạch 2 lá phổi, tống đờm, cải thiện hô hấp, ngừa virus xâm nhập để an toàn giữa đại dịch
-
6 thực phẩm tựa "máy hút bụi" cho lá phổi: F0 nên ăn để tăng đề kháng cho hệ hô hấp
-
5 món giúp phổi tự chữa lành vết thương và phục hồi cực nhanh, rất cần cho người mới ốm dậy
-
6 biểu hiện khi ngủ có thể là lời cảnh báo của K phổi, chớ lơ là kẻo bệnh trầm trọng hơn
-
3 loại củ, 2 loại trái cây, 1 loại rau là ‘áo giáp’ của lá phổi có tác dụng bảo vệ phổi