5 dấu hiệu tử cung mắc bệnh trong những ngày kinh nguyệt
Đau bụng dữ dội
Đối với phụ nữ có thể chất lạnh, nếu không chăm sóc cơ thể cẩn thận và dùng quá nhiều đồ ăn lạnh sẽ gây lạnh trong tử cung. Khi gặp lạnh, lượng huyết sẽ ứ đọng và gây tắc nghẽn trong tử cung, đồng thời hình thành chứng đau bụng. Ngược lại, phụ nữ có sức khỏe tử cung bình thường sẽ không bị đau bụng kinh.
Trường hợp cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng... cũng là triệu chứng bất thường trong kì kinh báo hiệu tử cung không khỏe.
Kinh nguyệt ra ít
Tình trạng kinh nguyệt ra ít không chỉ liên quan đến việc thiếu hụt khí và huyết mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ bên trong tử cung. Phụ nữ có tử cung bị lạnh khi nhiệt độ xuống thấp sẽ dễ bị tắc nghẽn, khiến máu kinh khó thoát ra ngoài dẫn đến lượng kinh nguyệt ra ít.
Vì vậy, phụ nữ có chức năng tử cung tốt thường có lượng kinh nguyệt bình thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ khỏe mạnh thường từ 30ml đến 50ml, nếu tính theo số lượng 10 băng vệ sinh trong một gói thì cần ít nhất là 3 gói và nhiều nhất là 5 gói.
Một số dấu hiệu nhận biết người có lưu lượng kinh nguyệt quá ít bao gồm: Số ngày hành kinh chỉ kéo dài 1-2 ngày, lượng máu kinh ra mỗi lần rất ít, thậm chí không thể sử dụng hết một gói băng vệ sinh, có máu kinh màu đen, kinh nguyệt xuất hiện 2 tháng/lần...
Rong kinh
Ngược lại với kinh nguyệt ra ít, thì quá trình hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh gọi là rong kinh. Rong kinh – rong huyết kéo dài hơn 15 ngày hay ra huyết ở bộ phận sinh dục (không phải do kinh nguyệt) kéo dài.
Nguyên nhân do lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn. Progesterone tiết ra không cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày gọi là rong kinh do hormone.
Rong kinh, rong huyết có thể kèm theo đau bụng dưới, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do mất máu. Ngoài ra, một số trường hợp gây sốt, ra khí hư trong viêm nhiễm sinh dục, chảy máu cam, chảy máu chân răng... có nguy cơ gây vô sinh.
Thường xuyên mọc mụn
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra là thời điểm cơ thể được giải độc toàn thân. Nếu chức năng tử cung suy giảm, quá trình giải độc bị ảnh hưởng sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, tạo thành rối loạn nội tiết. Từ đó hình thành mụn trên da, đặc biệt ở phần cằm và xung quanh miệng.
Máu kinh có màu bất thường
Thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.
Hoặc trong những ngày đèn đỏ, nếu bạn để ý lượng máu thường xuất hiện dưới dạng cục máu lớn - nguyên nhân là do tử cung bị lạnh. Điều này chứng tỏ tử cung đã bị chứng huyết ứ, nhiễm lạnh rất nghiêm trọng.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mất kinh nguyệt đột ngột, coi chừng mãn kinh sớm
-
Ngày 'đèn đỏ' là thời điểm tốt để thải độc, làm 4 việc giúp tử cung sạch sẽ, cơ thể khỏe mạnh
-
4 yếu tố gây rối loạn kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, mắc 2/4 tử cung sớm bị 'phá nát'
-
6 việc phụ nữ nên làm trong ngày "đèn đỏ" để nội tiết dồi dào, cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh
-
Kỳ 'đèn đỏ' vừa kết thúc đừng cố làm 4 việc kẻo hỏng tử cung, hại sức khỏe, BS cũng lắc đầu chào thua