Rau cải không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Nghiên cứu cho thấy loại rau này chứa nhiều vitamin A, B, C, K, caroten, nicotinic, canxi...
Theo y học cổ truyền, rau cải có vị hơi đắng, tính ấm, vào kinh phế. Cải xanh có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc, tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày.
Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau là thời điểm vàng để ăn rau cải. Lúc này, rau cải rất non, lá xanh, giòn, ngọt. Việc ăn rau cải đúng mùa sẽ giúp bạn tránh được việc ăn phải rau có chất tăng trưởng, dư lượng thuốc trừ sâu.
Mặc dù rau cải mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số người nên tránh ăn loại rau này.
Những người đang mắc bệnh suy giáp
Rau cải chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhưng nó không tốt cho những người đang có vấn đề về tuyến giáp, đang điều trị bệnh suy giáp, bướu cổ... Nguyên nhân là do rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, khiến bệnh tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu muốn ăn, cần phải ngâm rửa rau cải thật kỹ rồi chế biến để loại bỏ hết chất goitrin. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng rau cải phù hơp để sử dụng.
Người bị đau dạ dày, đầy bụng, trướng bụng
Những người đang có vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy bụng, trướng bụng, mắc bệnh dạ dày không nên ăn nhiều rau cải để tránh sinh ra nhiều khí, tăng tình trạng đầy bụng. Đặc biệt là không nên ăn sống.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Khi đang bị viêm đường tiêu hóa, tốt nhất không nên ăn rau cải sống. Kể cả các loại rau cải muối chua, kim chi, salad... cũng không nên ăn để tránh kích thích vùng viêm loét.
Người có bệnh gout
Rau cải có hàm lượng purin cao. 100 gram rau cải chứa khoảng 50-100mg purin. Người bị bệnh gout ăn các thực phẩm chứa nhiều purin sẽ khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
Bà bầu có hôi chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược dạ dày, bị khó tiêu hoặc dị ứng với các loại rau họ cải nên cẩn trọng khi ăn.
Lưu ý khi chế biến rau cải
Từ rau cải, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu và luộc, bạn không nên đun quá lâu. Trong quá trình nấu nên đậy vung để các vitamin trong rau không bị bay hơi mất.
Đối với loại rau cải muối chua, bạn phải chờ cho dưa chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn dưa muối xổi. Không nên ăn dưa muối khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên vì sẽ tích nhiều natri trong cơ thể, gây ra tình trạng cao huyết áp, sỏi thận.
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm giúp trị viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng ngay tại nhà
-
4 dấu hiệu cho thấy vợ đang "bỏ đói" chồng trong chuyện "yêu", nhiều chị em không hề biết
-
Ngày càng nhiều người trẻ bị tai biến: 4 thói quen sống cần sửa ngay nếu không muốn ra đi sớm
-
Sau khi tiếp xúc F0, bao lâu thì test mới có kết quả đúng: Người đã tiêm và chưa tiêm khác nhau
-
Người Nhật có 1 loại đồ uống bình dân nhưng cực kỳ bổ dưỡng, giúp da phụ nữ U55 láng mịn như gái 18