Sai lầm ăn cơm phá nát dạ dày, cơ thể mắc đủ loại bệnh, nhiều người Việt vẫn vô tư làm mỗi ngày

( PHUNUTODAY ) - Những thói quen không tốt khi ăn cơm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Không nhai kỹ

Khi nhai quá nhanh, thức ăn không được nghiền nhuyễn trước khi đi xuống dạ dày. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc vất vả và mệt nhọc hơn.

Ngoài ra, việc nhai qua loa sẽ khiến cơ thể bạn không nhận được tín hiệu no. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ không kịp tiết hormone để thông báo cho não bộ rằng dạ dày đã đầy và bạn nên ngừng dừng bữa. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều dẫn tới tăng cân, béo phì.

Ăn nhiều cơm

Cơm là thực phẩm chính, không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Do đó, nhiều người có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng đây là món chứa rất nhiều đường. Ăn nhiều cơm có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Người bị tiểu đường ăn nhiều cơm sẽ phải đối mặt với những biến chứng tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...

Người trường thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn khoảng 2 lưng bát cơm/bữa.

Cơm chan canh

Ăn cơm chan canh có thể giúp bạn cảm thấy dễ nuốt hơn nhưng nó lại không tốt cho sức khỏe. Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt thấm đều vào thức ăn, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng diễn ra thuận lợi.

Trong khi đó, ăn cơm chan canh khiến chúng ta nuốt nhanh hơn, thức ăn không được nghiền kỹ mà đi thẳng vào hệ tiêu hóa. Duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ làm cho dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp và dẫn tới các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tá tràng...

Uống trà trong và sau bữa ăn

Bản thân trà là một loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà sai thời điểm có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Một số người cho rằng uống trà trong và sau bữa ăn giúp tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn, dễ tiêu hóa...

Tuy nhiên, nước trà sẽ làm các protein trong thức ăn bị kết tủa, loãng dịch vị, co niêm mạc dạ dày. Việc này làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Tác giả: Thanh Huyền