Ăn quá nhiều cơm gạo trắng
Một số người cho rằng, cơm nấu từ gạo càng trắng thì càng ngon và đẹp mặt. Tuy nhiên, gạo trải qua quá trình xay xát và chế biến kỹ sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, lượng chất xơ giảm xuống. Do đó, bạn sẽ khó cảm thấy no bụng và khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể ngày càng tăng lên. Hậu quả mà bạn phải gánh chịu là tăng cân và béo phì.
Ăn nhiều cơm
Cơm có thể khiến chúng ta cảm thấy no bụng. Tuy nhiên, cơm trắng lại chứa rất nhiều đường bột. Ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Người bị tiểu đường ăn nhiều cơm sẽ dẫn tới biến chứng như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Vo gạo kỹ
Gạo cung cấp chất đường bốt, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Trong đó, gạo chứa chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ. Ngoài ra, gạo còn cung cáo vitamin E, sắt, kẽm, omega-3... Lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo chứa rất nhiều cellulose có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol trong cơ thể. Khi vo gạo quá kỹ, lượng dượng chất quan trọng này sẽ mất đi.
Ăn thức ăn trước, cơm sau
Đây là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc ăn thức ăn trước dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột. Khi thức ăn chứa nhiều đạm đi vào cơ thể, chúng sẽ lập tức được chuyển hóa thành axit uric và bám vào các khớp xương, dễ gây ra bệnh gout.
Ăn cơm chan canh
Nhiều người cho rằng ăn chơm chan canh sẽ dễ nuốt và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ăn cơm chan canh khiến thức ăn không được nhai kỹ và nuốt nhanh hơn. Khi đó, thức ăn không được hấp thu nước bọt đã xuống dạ dày và gây ra gánh nặng cho bộ phận này.
Thức ăn không được nghiền nát mà ở dạng cứng trước khi đi vào dạ dày sẽ khiến cơ quan tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Lâu dài có thể sinh ra bệnh đau dạ dày, tăng nguy cơ hình thành khối u trong hệ tiêu hóa.