Vào thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone nữ giảm, nội tiết có sự thay đổi, sức để kháng của cơ thể cũng giảm. Khi đó, cơ thể phụ nữ thường sẽ yếu hơn. Bởi vậy, sau kỳ kinh nguyệt, chị em nên chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể giải độc, nuôi dưỡng tử cung khỏe mạnh.
Đậu xanh
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm rất hiệu quả.
Sau ngày "đèn đỏ", chị em có thể uống nước đậu xanh để làm mát cơ thể, trừ ẩm, giải độc, tăng cường sức đề kháng từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
Để làm nước đậu xanh rất đơn giản, bạn chỉ cần cho đậu xanh đã rửa sạch vào nồi, đổ ngập nước và nấu chín là có thể sử dụng.
Mướp đắng
Đối với một số người, mướp đắng có thể hơi khó ăn nhưng nó lại có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu phong phú. Mướp đắng có tính hàn, đi vào tim, gan, lá lách, phổi, tác dụng trừ ẩm, lợi tiểu.
Chất quinine trong mướp đắng có lợi cho việc thanh nhiệt, giải độc, trị ngứa. Trong khi đó, bệnh phụ khoa chủ yếu là do độ ẩm trong cơ thể quá mức, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển. Mướp đắng có thể giúp phòng ngừa, điều trị vấn đề này.
Bồ công anh
Bô công anh là một loại thảo dược có tác dụng giảm sưng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ức chế vi khuẩn staphylococcus aureus gây ra bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Ngoài ra, bồ công anh còn có tác dụng bảo vệ gan, túi mất, ngăn ngừa sự hình thành của các khối u. Phụ nữ sau ngày kinh nguyệt sử dụng trà bồ công anh sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể hiệu quả, phòng ngừa bệnh phụ khoa.
Đậu đỏ, ý dĩ
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, nữ giới nếu bị tích tụ ẩm trong cơ thể lâu ngày, không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Sử dụng đậu đỏ kết hợp với ý dĩ có tác dụng loại bỏ ẩm, làm giảm và điều trị các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa.
Củ từ
Củ từ có tác dụng điều hòa hoạt động của lá lách, dạ dày, giúp giảm tình trạng ẩm, thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể. Phụ nữ thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là viêm nhiễm trong và sau kỳ kinh nguyệt.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nóng đến mấy cũng đừng dại uống nước dừa vào 4 thời điểm này kẻo rước bệnh hại thân
-
Không phải cứ ăn ngọt mới bị tiểu đường: 6 thực phẩm không ngọt làm đường huyết tăng vọt, toàn món người Việt thích
-
Bệnh từ miệng mà ra: Mật ong bổ dưỡng nhưng dùng chung với 3 thực phẩm này có thể sinh độc, hại sức khỏe
-
Cách dùng cây mùi tàu trị ho, long đờm: Ai ho nhiều không dứt nên dùng, BS cũng công nhận tác dụng
-
7 ly nước đốt mỡ thừa cấp tốc: Uống đều đặn giúp người thon gọn, khỏe khoắn, đẹp da