Người phục hồi sau mắc COVID-19 cần đảm bảo đủ dinh dưỡng
- Đảm bảo ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong từng nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), phối hợp thực phẩm nguồn gốc thực vật và động vật hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh và phục hồi sau mắc bệnh.
- Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, có thể chia nhỏ bữa và thêm bữa phụ, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
- Nên ăn ít thịt, thay bằng cá, tôm, cua. Nên ăn các loại đậu, đỗ. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá, 3 quả trứng và ăn thêm sữa chua.
- Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó chất béo thực vật chiếm khoảng 35% tổng lượng chất béo trở lên.
- Hạn chế ăn muối và gia vị mặn, bột ngọt, đường và đồ ngọt, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.
- Những người đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gout... cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn.
- Uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày (khoảng 1200ml -1800ml/ngày).
Bên cạnh đó khi chế biến các món ăn cũng nên ưu tiên các gia vị kháng khuẩn như hành, tỏi, sả... Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn như phômai, sữa chua... trong các bữa ăn phụ để giúp tiêu hóa tốt và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Đối với trẻ em
Phải định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Hàng ngày, trẻ phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).
Hạn chế trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt; Hạn chế ăn quá mặn. Trẻ cần được cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi. Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi dùng sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ).
Trường hợp trẻ kém ăn, gia đình nên dùng sữa công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường. Tránh dùng thức ăn gây nôn và buồn nôn cho trẻ.
- Bổ sung thêm các vitamin C, D để tăng cường sức khoẻ trong điều kiện cách ly, hạn chế tiếp xúc xã hội dài ngày.
Người mắc Covid-19 và sau mắc Covid-19 kiêng ăn gì?
Cần giảm lượng đường trong thực phẩm, không nên uống nước ngọt, ăn vặt vì sẽ dẫn đến việc thừa năng lượng, thừa cân, nhưng dinh dưỡng lại không đủ.
Cần tránh sử dụng, chế biến các loại thực phẩm dự trữ đã quá hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, dễ gây ngộ độc.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Hari Won có động thái đáp trả cực gắt sau khi bị antifan trù ẻo nhiễm Covid-19
-
Chuyên gia đánh giá về ảnh hưởng của siêu biến thể Omicron đến những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin
-
Đối tượng dễ bị biến thể Omicron tấn công nhất: WHO cảnh báo dịch có thể tăng vọt, lây lan toàn cầu mức cao
-
Showbiz 29/11: Hương Giang ngầm xác nhận ở chung một nhà với Matt Liu, thực hư tin Quyền Linh nhiễm Covid-19
-
Cả nước thêm 13.770 ca Covid-19, Hà Nội ghi nhận số mắc cao nhất tính đến nay với 429 ca