Sinh con vào mùa đông khiến nhiều bà bầu lo lắng hơn rất nhiều so với sinh vào mùa hè. Bởi với thời tiết lạnh giá trong mua đông ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con yêu. Dưới đây là một vài kinh nghiệm rất hữu ích dành cho các mẹ chuẩn bị đón những “thiên thần mùa đông” của gia đình nhé.
Sinh con mùa đông, mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông giá lạnh cần cẩn trọng hơn rất nhiều so với những bé sơ sinh vào mùa hè hay mùa thu mát mẻ.
Vào mùa đông, khi cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng tương đối kém, trẻ không may bị nhiễm lạnh rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi hoặc viêm phế quản...
Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị Ngọc, đối với sản phụ sau sinh, việc kiêng cữ khi sinh con vào mùa đông cũng đơn giản hơn rất nhiều so với mùa hè nóng bức.
Cũng giống như những mùa khác, tất cả mẹ bầu có dự kiến sinh mùa đông cần chuẩn bị mọi thứ cần thiết như quần áo dài tay cho mẹ và bé và khăn tã, áo yếm… được chuẩn bị đầy đủ bắt đầu từ tháng thứ 7.
Tuy nhiên, khác với mùa hè, mùa đông, mẹ bầu cần nhiều quần áo và chăn để giữ ấm cho bé. Cũng cần sắm nhiều hơn các phụ kiện như mũ, bao chân, bao tay loại dầy dặn, khăn, yếm các loại, tã giấy, tấm lót, ...vì thời tiết lạnh bé sẽ tè nhiều hơn mà những ngày mưa phùn quần áo sẽ lâu khô.
Sau khi lâm bồn, sữa mẹ có thể chưa về ngay, nhất là những mẹ sinh mổ thì có khi khoảng 2-3 ngày sau mới có sữa, do vậy mẹ bầu cần chuẩn bị một hộp sữa công thức nhỏ dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi (khoảng 400g), một bình sữa cỡ nhỏ nhất cho bé (mẹ lưu ý đừng chọn bình to vì sẽ khiến bé khi ti sữa, mút phải nhiều khí vào dạ dày là không tốt).
Mẹ bầu cũng đừng quên mang theo lọ nước muối nhỏ mắt để vệ sinh mắt, mũi cho bé sau khi chào đời.
Để chăm sóc bé tốt nhất, mẹ cũng cần chuẩn bị thêm đèn sưởi hoặc quạt sưởi để bật khi tắm cho bé không bị lạnh.
Theo chị Ngọc, nếu có điều kiện, nên lắp điều hòa 2 chiều để khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông có thể bật điều hòa làm nóng để giữ nhiệt độ trong phòng được ổn định.
Chăm sóc bé vào mùa đông
1. Phòng ốc.
Đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá lạnh và phải kín gió. Dùng thêm máy sưởi khi cần thiết.Nếu có điều hòa, bạn cần chú ý đến hệ thống thông gió để luôn có không khí tươi trong phòng. Bạn cũng phải lưu ý vệ sinh thường xuyên các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt… và bộ phận lọc không khí. Sử dụng thêm thiết bị tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để không làm khô da bé.
2. Ủ ấm cho bé đúng cách.Không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn khiến trẻ khó chịu. Chỉ nên mặc quần áo đủ ấm và không chật quá. Nếu thấy trẻ cựa quậy, cáu và khóc thì nên kiểm tra lưng xem bé có bị toát mồ hôi không. Lúc đó phải bỏ bớt quần áo để bé dễ thở và đỡ nóng nực.
3. Tắm cho bé.
Dùng nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ 36 độ C đến 38 độ C , hãy nhúng sâu khuỷu tay của mẹ xuống nước, nếu thấy rất ấm nhưng không bỏng rát thì đó là nhiệt độ thích hợp cho bé. Phòng tắm phải tuyệt đối kín gió, và có nhiệt độ khoảng 28 đến 30 độ C là tốt nhất. Nên làm ấm phòng 15 phút trước khi tắm cho bé đồng thời chuẩn bị đầy đủ khăn và quần áo, tất chân, bao tay cần thiết. Nên hơ quần áo trước máy sưởi để chúng ấm lên trước khi mặc cho bé.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Cho con ăn kiểu này lười mấy, gầy bao nhiêu cũng tăng cân ngay
-
Mẹ cho con ăn món này đều đặn trẻ sẽ thông minh tột đỉnh
-
Những món chết đói cũng không ăn vào bữa sáng mẹ nào cũng phải biết
-
Sở hữu bí quyết này đêm nào con bạn cũng ngủ ngon tới sáng
-
Hãy cho trẻ nhỏ chơi những trò này lớn lên bé thông minh hơn thần đồng