Tiểu Trình và Tiểu Bảo bằng tuổi nhau, cùng học mẫu giáo và trung học cơ sở. Ban đầu, điểm số của cả 2 đều tương đương nhau, nhưng sau này, mẹ của Tiểu Bảo phát hiện ra bạn bè của con mình ngày càng tiến bộ, trong khi cậu bé lại sa sút.
Mẹ của Tiểu Bảo đem vấn đề này thảo luận với giáo viên và nhận được câu trả lời: “Tiểu Bảo rất thông minh và nghiêm túc trong việc học. Tuy nhiên, vào buổi chiều cậu bé thường buồn ngủ, dẫn đến việc học không hiệu quả. Trước giờ Tiểu Bảo có hay ngủ trưa không?”.
Nghe đến đây, mẹ của Tiểu Bảo mới nhớ ra rằng, vì sợ con ăn ở trường không ngon miệng, không đủ dinh dưỡng nên trưa nào cũng đón cậu bé về nhà ăn cơm. Vì thời gian nghỉ trưa ngắn, cậu bé ăn cơm xong lại tất tả đến trường học vào buổi chiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này khiến cho cậu bé liên tục buồn ngủ, học tập không hiệu quả.
Theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia tại Trung Quốc cho thấy thói quen ngủ trưa sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ, hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường chiều cao... Trong khi đó, những trẻ có thói quen giữ một giấc ngủ trưa ngắn trong ngày thường có khả năng tập trung và thông minh hơn. Cụ thể, một số những lợi ích vô cùng quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ nhỏ mà ba mẹ cần lưu ý giúp con thực hiện:
Sự khác biệt giữa 2 đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa
Thói quen này tuy không quá lớn nhưng nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một đứa trẻ.
1. IQ
Trẻ có thói quen ngủ trưa, não sẽ tiết ra chất làm tăng cường trí nhớ, giúp trẻ thông minh hơn. Điều này giúp cho não bộ luôn tràn đầy năng lượng vào buổi chiều, khiến trẻ tập trung vào việc học và suy nghĩ cũng nhanh hơn.
Mặt khác, trẻ không ngủ trưa sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ, não bộ hoạt động chậm, phản ứng kém, chỉ số IQ chênh lệch là điều hiển nhiên.
2. Trẻ ngủ trưa có khả năng phát triển chiều cao tốt hơn
Từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày chính là chu kì ngủ thứ 2. Đảm bảo được thời gian ngủ đủ giấc chính là điều kiện quan trọng để trẻ phát triển toàn diện. Trẻ ngủ trưa đầy đủ từ lúc còn bé sẽ phát triển chiều cao tốt hơn khi lớn lên so với bạn cùng lứa.
Trong quá trình ngủ trưa, cơ thể người cũng tiết ra nhiều hormone tăng trưởng. Một giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy rất nhiều cho việc phát triển của trẻ, khiến chúng cao lớn hơn.
Tuy nhiên, không ngủ trưa có khả năng cản trở quá trình tiết hormone tăng trưởng, khiến trẻ không đủ chiều cao.
3. Sức khỏe
Những trẻ thường ngủ và không ngủ trưa có một khoảng cách lớn về sức khỏe. Bởi vì trong quá trình ngủ trưa, một số cơ quan sẽ tự phục hồi những tổn thương, thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.
Khi một người không chợp mắt trong thời gian dài, chức năng sửa chữa của cơ thể sẽ bị suy giảm rất nhiều. Não bộ và cơ thể đã bận rộn học tập và làm việc trong một ngày, nếu không được nghỉ “giải lao” như thế này, về lâu dài sẽ sinh bệnh.
4. Ngủ trưa giúp phát triển thị giác của trẻ
Cả buổi sáng tham gia vào các hoạt động như học tập, đọc, xem, đặc biệt là với các thiết bị điện tử như laptop, TV, điện thoại di động, các con sẽ dễ bị đau mắt, mỏi và khô mắt. Do đó, một giấc ngủ trưa là cần thiết để làm dịu đôi mắt, tăng cường sức khỏe cho mắt và giảm nguy cơ mắt các bệnh về mắt sau này.
Xét đến những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và những lợi thế mà trẻ thường xuyên ngủ trưa có được, cha mẹ hãy đảm bảo con mình có thời gian nghỉ ngơi giữa ngày một cách hợp lí và đều đặn. Vì từng thói quen sinh hoạt của con từ những thời gian ấu thơ sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống sau này.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Cho con 3 tháng ngủ chung giường, sáng hôm sau bố hối hận tột độ khi thấy sự thật xót lòng
-
Đầu bếp kinh nghiệm 20 năm tiết lộ: Xào rau đổ thẳng vào chảo sai lầm làm cách này rau xanh mướt, không thâm
-
Mỡ lợn thêm thứ gia vị này nữa ngon càng thêm ngon, tóp giòn rụm
-
Mướp đắng xào thịt ăn ngon lại bổ, muốn mướp bớt đắng bạn làm theo cách này
-
Kho cá cho thêm loại lá này, món ăn vừa hết tanh lại thơm ngon bất ngờ