Trong bài viết đăng trên Sức khỏe & Đời sống, BS CKII Nguyễn Thị Hải đã có chia sẻ về cách phân biệt giữa sốt do tiêm vắc xin và sốt do các bệnh khác.
Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới sốt nhưng chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, sốt cũng có thể xuất hiện do dị ứng với thuốc hoặc sau tiêm phòng vắc xin.
Số là một phản ứng không hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Nếu không cảnh giác, nhiều người có thể nhầm tưởng sốt mệt do phản ứng sau tiêm nên theo dõi ở nhà khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn.
Sốt virus, sốt xuất huyết, sốt phát ban lành tính... cũng có biểu hiện ban đầu là sốt, đau đầu, đau mỏi người... khiến nhiều người nhầm lẫn. Mặc dù tỷ lệ trùng lặp không nhiều nhưng mọi người vẫn cần phải cảnh giác.
Sốt phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19
Các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19 có thể xuất hiện là đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh... Các triệu chứng này xảy ra sớm sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi mà không gây ra vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe hoặc để lại di chứng.
Sốt do virus
Có nhiều loại virus có thể gây phản ứng sốt ở con người, phổ biến nhất là virus đường hô hấp, thường gặp vào lúc giao mùa. Thời tiết mưa nắng thát thường là điều kiện cho các virus phát triển và gây bệnh.
Nhìn chung, triệu chứng của sốt virus khá giống với cảm cúm thông thường. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là sốt cao, nhưng ban đầu chỉ sốt nhẹ sau đó thân nhiệt cơ thể tăng dần từ 39-41 độ C. Sốt do virus sẽ kéo dài nhiều ngày hơn và các dấu hiệu nặng nề hơn sốt do cảm cúm.
Sốt xuất huyết
Triệu chứng ban đầu là sốt cao từ 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau đầu vùng thái dương, mỏi cơ, khớp, nôn mửa. Bệnh thường xảy ra nhiều trong mùa mưa.
Sốt phát ban
Triệu chứng là sốt cao từng cơn, kèm theo viêm hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng... Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất rất nhanh sau khi căng da.
Đối với người lớn, hầu hết các trường hợp sốt phát ban mức độ nhẹ đều sẽ khỏi sau vài ngày và không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, trường hợp nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Cách để phân biệt giữa các loại sốt chính là theo dõi thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của biểu hiện.
Nếu bạn thấy tình trạng không cải thiện sau vài ngày tiêm hoặc các tác dụng phụ tồi tệ hơn thì nên liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn. Thực tế cho thấy, để phân biệt được các loại bệnh sốt này, cần theo dõi quá trình sốt, nhận biết cá dấu hiệu đặc biệt, làm một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp xử trí đúng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Đối tượng dễ chuyển nặng nhất nếu không may nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin
-
Trẻ dưới 12 tuổi chỉ ở trong nhà suốt 2 tháng qua có bắt buộc xét nghiệm Covid-19?
-
Bao giờ có vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em?
-
Nữ BS ôm em bé chạy hết tốc lực đi cấp cứu nhưng 'chẳng có phép màu': Con bỏ bú, âm tính nCoV
-
4 yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, nên biết để phòng tránh