Đừng chỉ đưa thông tin - Hãy đưa hướng giải quyết
Một trong những điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa nhân một nhân viên lâu năm và người có tố chất lãnh đạo chính là việc đưa thông tin.
Khi báo cáo hay nêu lên một vấn đề, nhân viên thường nói: Đây là vấn đề A, nguyên nhân của nó là B.
Nhưng người có tố chất thăng tiến người ta sẽ nói: Đây là vấn đề A, tôi đánh giá nó có tác động C đến công việc và hiệu quả của chúng ta. Do vậy, tôi đề xuất giải pháp cho D cho nó.
Những người nhân viên lâu năm thông thường tư duy thăng tiến của họ cũng hạn chế và dần hình thành suy nghĩ lối mòn. Do vậy, thông thường gặp vấn đề mới hay được hỏi đến họ sẽ thường chỉ nêu ra vấn đề và nguyên nhân. Điều đó sẽ khiến cấp trên của họ không để tâm đến vấn đề nói đến và đánh giá thấp nhân viên của mình. Đó là lý do mà chúng thấy nhiều nhân viên dù có thời gian cống hiến lâu nhưng họ lại thường là cấp dưới của những người mới, người trẻ có suy nghĩ năng động, sáng tạo hơn.
Người lãnh đạo là người luôn cần ở nhân viên của họ hãy đưa ra những giải pháp chứ không đơn thuần chỉ nêu vấn đề. Họ sẽ chẳng có thời gian đâu chỉ để nghe cách bạn đưa ra vấn đề hay nguyên nhân mà chẳng có phương án giải quyết. Còn lại, nếu bạn đưa ra phương án thì việc của cấp trên chỉ là chọn lựa hoặc tư vấn lại bạn thêm giải pháp. Với cách làm này, bạn sẽ luôn ghi điểm và được coi trọng trong mắt lãnh đạo.
Đừng vô lễ với người đi trước
Những người làm việc lâu năm ở công ty ít nhiều sẽ có những mối quan hệ tốt và cả những kinh nghiệm nhất định. Do đó, dù bạn tuổi trẻ tài cao hay có chức vụ cao thì cũng đừng nên vô lễ hay coi thường những người đi trước vì hậu quả sẽ là điều mà bạn không lường trước được.
Đừng tự cô lập bản thân
Đừng vì lí do này kia hay bởi vì ngại giao tiếp với mọi người mà từ chối cơ hội kết giao cùng đồng nghiệp. Mỗi mối quan hệ mà bạn có nhất định sẽ luôn có ích cho quá trình trưởng thành của bạn trong công việc lẫn cuộc sống.
Biết tạo ra cơ hội cho bản thân
Muốn thăng tiến nhanh chốn công sở thì việc bạn nắm bắt tốt những cơ hội khi được giao trọng trách là điều tất yếu. Thế nhưng, thực tế không phải lúc nào bạn cũng sẽ được trao cơ hội. Trong guồng quay công việc tại chốn công sở, không phải lúc nào người sếp cũng có thời gian để suy nghĩ và trao cơ hội cho những ngường mới. Mà nhiều khi họ sẽ trao thử thách mới cho những người làm việc chắc chắn và quen thuộc. Do vậy, nếu muốn có những cơ hội mới để phát triển bản thân hãy sẵn sàng "Cướp việc để làm".
Đừng bao giờ ngần ngại nhắn tin hoặc nói với sếp của bạn rằng bạn muốn làm công việc này. Khi đó, chắc chắn sếp bạn sẽ suy nghĩ về vấn đề này. Nếu trong trường hợp bạn hoàn toàn có năng lực để đảm nhiệm công việc thì tất nhiên người nhiệt tình với công việc hơn sẽ luôn là người được chọn. Bạn nên chắc chắn rằng bản thân thấy hào hứng và có những ý tưởng tuyệt vời cho công việc mình nhận. Như vậy, bạn đã ghi điểm lớn trong mắt lãnh đạo hơn những cá nhân mờ nhạt còn lại rồi đó.
Không chỉ vậy, hãy sẵn sàng nhận những công việc mà không ai dám nhận. Một công việc quá khó khiến mọi người đều suy nghĩ xem có nên nhận. Hay đó là một công việc mà nhiều người suy nghĩ có nên nhận hay không. Hãy đừng ngần ngại đứng ra nhận những việc khó để chứng minh năng lực. Dù rằng bạn thực hiện không tốt cũng chẳng ai trách được bạn vì đó là việc khó. Nhưng nếu bạn làm tốt, thì chứng tỏ bạn là người có thực lực và chắc chắn tốc độ thăng tiến của bạn sẽ tăng rất nhanh.