"Kê bục cao'' cho bản thân, hạ người khác xuống dưới
Nhìn thấy việc thiện của người khác thì nên tán thưởng. Nhìn thấy lỗi sai của người thì nên nhắc nhở. Đây chính là cách đối nhân xử thế mà ông cha để lại.
Làm người thì cho dù hiện tại ở vị tri xã hội của bạn cao đến chừng nào thì cũng đừng vội vàng nhìn người khác bằng nửa con mắt. Chỉ có người tầm nhìn thấp mới thích đi so sánh mà thôi. Lòng đố kỵ hay sự khinh khi chỉ khiến con người trở nên kém hiểu biết và hẹp hòi.
Lời nói như bát nước đổ, có lỗi liền đổ cho người khác
Sự tài giỏi của một người không nằm ở sự khôn ngoan mà còn là ở sự trung thành và tính can đảm. Nói xấu của người khác được xem là biểu hiện của sự ganh tỵ và thiếu tự tin. Nếu xung quanh bạn có người như vậy thì đó là người không đáng để tin cậy.
Kiểu người như vậy lúc nào chỉ biết phàn nàn, oán trách khi phải đối mặt với những tình huống tồi tệ. Họ chẳng bao giờ để ý đến lỗi của mình mà lúc nào cũng tìm nguyên nhân từ bản thân.
Lo chuyện phiếm thì thấy nhàn, lo chuyện nhà thì lại thấy mệt
Người thông minh tuyệt đối sẽ không bao giờ quản chuyện phiếm. Bởi vì họ biết tinh thần của mình chỉ nên đầu tư cho ước mơ lớn, những điều mà bản thân họ muốn hoàn thành trong cuộc sống của mình. Người có tài thường bị xem là thực dụng, nhưng họ vận dụng tất thảy những kinh nghiệm rất tốt. Bởi vì lúc nào họ chú tâm vào những điều mà mình muốn.
hời gian của họ chỉ dành cho việc ngồi lê đôi mách, bàn chuyện thiên hạ khiến họ cảm thấy vui vẻ. Còn về nhà lo chuyện nhà lại thấy mệt mỏi.
Làm người mà việc nhà không lo cứ thích đi lo chuyện thiên hạ thì càng khiến con người ta phản cảm hơn mà thôi. Đừng để mọi người sống quay lưng lại với mình, như vậy thì cuộc sống càng bế tắc hơn mà thôi.