Tại sao người xưa nói: “Một tiếng thở dài hơn nghèo 3 năm”?
Người xưa có câu: “Một tiếng thở dài hơn nghèo 3 năm”, những người thường xuyên thở dài, sẽ khiến vận may của mình ngày một giảm đi, dễ chiêu mời những điều bất hạnh, xui xẻo và thậm chí là cả đời nghèo khó.
Có một số người thường xuyên thở dài và than thở, nhưng bản thân lại không nhận thức ra được đó là thói quen hết sức không tốt.
Những người hay thở dài, thường là vì bất bình và có nhiều uẩn khúc trong lòng, điều này cũng sẽ tạo ra luồng khí xấu xung quanh họ.
Ngoài ra, thở dài cũng sẽ làm cạn kiệt sức sống và nguyên khí trên cơ thể con người, mỗi tiếng thở dài sẽ khiến bạn thiếu tự tin.
Người xưa có câu: “Người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo”, những người suy nghĩ tích cực, vận khí sẽ ngày càng tốt. Thái độ tốt sẽ mang đến những vận may bất ngờ, thái độ bi quan càng ít, thì vận khí ngày càng nhiều.
Thay đổi thái độ, thay đổi cuộc đời
Quỷ Cốc Tử nói: “Tu một cái miệng phú quý, hưởng một đời giàu có”. Một người muốn phú quý, trước hết cần phải có một nội tâm giàu có và phong phú.
Trong cuộc sống, rất nhiều người luôn than vãn bản thân nghèo khổ và vô dụng. Kì thực, càng than vãn càng không thể thay đổi tình thế, càng than vãn, càng trở nên bất lực và nghèo khổ.
Ngày xưa, có một ông lão đến trước mặt vị Cao Tăng, vừa khóc lóc vừa than vãn rằng: “Cao Tăng tôn kính, tại sao tôi cố gắng hết sức mà vẫn không thể đạt được thành công như mong đợi?”.
Vị Cao Tăng mỉm cười, nói: “Đó là vì ông không hiểu thế nào là cho đi, không hiểu thế nào là phó xuất”.
Ông lão rất hoài nghi, nói: “Đó là vì tôi không có tiền, lấy gì mà cho đi, lấy gì mà phó xuất? Tôi thực sự không có gì cả.”
Vị Cao Tăng trả lời: "Một người, cho dù không có tiền, nhưng có năm điều thiện có thể làm":
Thứ nhất là “Mặt thiện”: Hòa đồng và thân thiện với mọi người, trao đi nụ cười cùng với khuôn mặt tươi tắn và dễ chịu.
Thứ hai là “Khẩu thiện”: Nói những điều dễ nghe và dễ chịu, những lời động viên và khen ngợi người xung quanh.
Thứ ba là “Tâm thiện”: Một trái tim lương thiện, biết suy nghĩ cho người khác, không làm điều ác, năng làm việc tốt.
Thứ tư là “Mắt thiện”: Nhìn những điểm tốt của người khác, phát hiện ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thứ năm là “Hành động thiện”: Thích giúp đỡ người khác, lấy thiện đãi người làm niềm vui.
Một người, dù nghèo khó đến đâu, nếu có thể làm được năm điều thiện và phó xuất như vậy, thì cuộc sống sẽ ngày càng chuyển biến theo hướng tốt đẹp. Một người không sẵn sàng giúp đỡ, phó xuất cho mọi người thì vĩnh viễn không thể nào khá lên được.
Muốn có một cuộc sống như mong đợi, thay vì dùng thời gian để phàn nàn, oán hận, chi bằng hãy nghĩ cách để giúp bản thân vượt quan khó khăn, thử thách.
Suy nghĩ thoáng hơn, tâm thái luôn lạc quan vui vẻ, không than phiền và trách cứ, như vậy, mọi chuyện mới có thể thuận buồm xuôi gió, cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu, tốt đẹp hơn.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Câu nói “Trà tam tửu tứ” của người xưa có ý muốn nói điều gì?
-
Người xưa nói: “10 người hói đầu 9 người giàu”, bây giờ còn áp dụng được không?
-
Câu nói: “Trai tơ không lấy gái nạ dòng” muốn ám chỉ điều gì?
-
Người xưa nói: ''Trai tốt không lấy gái dâm bụt, gái tốt không lấy trai mã hầu'', dâm bụt và mã hầu là gì?
-
Người xưa dạy: “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” có ý nghĩa sâu sắc gì?