Đến tuổi trung niên, có 5 điều không nên "làm quá", cuộc sống ắt an nhiên, tự tại

15:14, Thứ tư 12/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Đến tuổi trung niên, hãy học cách từ bỏ những ham muốn lợi ích cá nhân vốn không thuộc về mình, như vậy mới có thể trọn vẹn một kiếp nhân sinh ý nghĩa.

Cổ nhân dặn: Đến tuổi trung niên có 5 điều không nên “làm quá” dưới đây, cuộc sống ắt an nhiên, tự tại:

1. Không ăn quá no

Đến tuổi trung niên, sức khỏe là một điều vô cùng quan trọng, có sức khỏe tốt, thì mới đảm bảo được cuộc sống tốt.

Trung Y chú trọng ăn no 70%, cùng với sự kết hợp giữa thịt và rau, đó là lượng ăn lý tưởng nhất đối với mỗi người.

Theo tuổi tác, các cơ quan trong cơ thể con người sẽ dần trở nên thoái hóa, nếu ăn quá nhiều sẽ mang lại ‘gánh nặng’ cho dạ dày.

Con người đến tuổi trung niên nên học cách tự kỉ luật bản thân, quản lý sức khỏe một cách hợp lý.

Chỉ bằng cách không ngừng buông bỏ những gánh nặng trong tâm, mới có thể bình tâm, an nhiên mà sống. (Ảnh minh họa)

Chỉ bằng cách không ngừng buông bỏ những gánh nặng trong tâm, mới có thể bình tâm, an nhiên mà sống. (Ảnh minh họa)

2. Không làm việc quá sức

Khi bước vào tuổi trung niên, bản thân đừng làm việc quá sức, mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng, sắp xếp thời gian hợp lý, lao động có chừng mực, làm việc quá sức chỉ có hại cho cơ thể mà thôi. Nếu không có sức khỏe, tất cả những thứ khác chỉ là “ở trên giấy tờ” mà thôi.

Sức lực của mỗi người là có hạn, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, người trung niên có xu hướng cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kiệt quệ, họ thường buồn ngủ sau một ngày làm việc, tuổi càng cao thì năng lượng ngày càng hao hụt.

3. Không quá lười biếng

Con người đến độ tuổi trung niên, đúng lúc tiền đồ đang trong quá trình ‘thăng hoa’ nhất, nhưng khi đó bạn lại dành thời gian cho những trò vô bổ: Chơi game, tám chuyện, lướt mạng,… thì làm sao có thể cảm nhận được sự tươi đẹp của cuộc sống? Đừng bao giờ đánh mất hy vọng vào cuộc sống.

Bước sang tuổi trung niên, đừng khiến bản thân trở nên quá lười biếng, an dật. Hãy tự tìm cho một vài sở thích, trải nghiệm những việc bản thân chưa từng làm, không ngừng làm phong phú bản thân, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

4. Đừng quá tham lam

Quá coi trọng tiền bạc sẽ chỉ khiến bạn sống trong bầu không khí buồn phiền và nặng nề, năng lượng tiêu cực tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật.

Khi bước vào tuổi trung niên, hãy coi nhẹ nó và mỉm cười nhìn cuộc đời, đừng quá tin tưởng vào những người bạn có thể mang lại cho bạn số tiền lớn.

Những người thực sự có tiền họ sẽ im lặng làm nên đại sự, họ không cần thiết phải khoa tay múa chân để có thể khiến bản thân trở nên phát tài.

Sống ở đời, hãy để mọi chuyện ‘tùy duyên’, cố gắng nỗ lực hết sức, không nên quá coi trọng lợi ích và tham lam tiền bạc.

5. Không quá tức giận

“Lùi một bước biển rộng trời cao”, chuyện cãi vã chẳng qua là thái độ của đối phương, nếu bản thân có thể bình tĩnh để nói chuyện với đối phương, nhẫn chịu không nổi nóng, khi đó đối phương cũng sẽ thay đổi vị trí và thấu hiểu cho nỗi khó khăn của bạn.

Khi tức giận, người ta khó kiềm chế được tính khí, dễ dàng buông ra những lời khó nghe, có thể mang đến năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh, mất bình tĩnh là biểu hiện của người có năng lực kém cỏi.

Cả đời tính toán chi li, cuối cùng thấy bản thân chẳng còn gì ngoài tâm hồn nặng nề. Sống ở đời, không nhất thiết là phải luôn rõ ràng, tính toán khép nép, sống ‘hồ đồ’ một chút, đôi khi cũng là phúc khí ở đời.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc