Bạn đã từng có cảm giác bị tê bàn tay và các ngón tay khi ngủ hay chưa? Nó có thể là một dấu hiệu ban đầu của căn bệnh được các chuyên gia gọi là hội chứng ống cổ tay, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 4-10 triệu người Mỹ.
Nếu bỏ qua nó có thể gây ra những thiệt hại sức khỏe trong lâu dài, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.
Kênh Bright Side đã tổng hợp những cách hiệu quả nhất để điều trị chứng tê tay, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, sử dụng chuột máy tính nhiều. Những bài tập này cung cấp cho bạn một giải pháp tuyệt vời nhất giúp bạn phòng tránh sự tấn công của bệnh hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa (tên khoa học: Carpal tunnel syndrome, trong đó carpal tunnel có nghĩa là cườm tay hay ống cổ tay).
Các triệu chứng đầu tiên xảy ra là tê và ngứa ran ở bàn tay và cổ tay vào ban đêm. Khi tình trạng này diễn ra, các triệu chứng có thể có sự chuyển biến xấu đi trong ngày tiếp theo.
Hội chứng ống cổ tay được cho là xảy ra phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người trung niên. Có nhiều nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như những người làm việc nhiều với máy tính, vận động viên, người hay phải cử động cổ tay.
Bệnh sẽ khiến bạn mất khả năng sử dụng bàn tay một cách linh hoạt, đau đớn và phải chữa trị phức tạp.
Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn cho căn bệnh nguy hiểm này không thể phát triển, không để lại di chứng nặng nề.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Theo thạc sỹ - bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, mặc dù hiện tượng tê tay khi ngủ hoặc khi thức dậy không trực tiếp gây nguy hiểm tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống gây ra những bất tiện. Hơn nữa nếu thường xuyên bị tê tay khi ngủ phần đa là dấu hiệu cảnh báo sớm cơ thể chúng ta đang mắc bệnh lý nào đó.
Nếu không điều trị sớm thì chỉ từ việc hay bị tê tay khi ngủ cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, hậu quả đáng tiếc. Bởi ban đầu là hiện tương tê tay, dần dần chuyển nặng hơn sẽ là cảm giác đau nhức, châm chích và mỏi, tê bại tay. Cơn tê mỏi có thể lan lên cả cánh tay. Khi bệnh nặng thì vùng cánh tay, bàn tay và các ngón tay bì đi, mất cảm giác, giảm khả năng vận động.
Với những người hay bị tê tay khi ngủ cần xem lại tư thế ngủ đúng không, nhiều người có thói quen ngủ gối quá cao, hoặc tư thế ngủ ngoẹo đầu làm cho động mạch vùng cổ và một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép. Các dây thần kinh không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến cho tay bị tê khi ngủ. Vì thế người có dấu hiệu tê tay cần thay đổi cách ngủ cho hợp lý.
Đối với trường hợp bị tê tay khi ngủ do các bệnh lý, thì nhất thiết phải điều trị bệnh căn nguyên, chẳng hạn bị tiểu đường thì phải kiểm soát đường huyết ở mức cho phép, bị mỡ máu cao thì phải điều chỉnh để chỉ số Cholesterol toàn phần trong máu bình thường, …
Với những bệnh lý liên quan tới xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai đốt sống cổ thì phải tích cực điều trị, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp bằng sản phẩm có chứa Canxi, Vitamin… cùng các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, magie giúp vảo vệ xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương như giảm mật độ xương, loãng xương hạn chế ảnh hưởng của việc tê tay.
Tác giả: Lại Thị Phượng
-
4 điểm trên cơ thể người phụ nữ khiến chàng MÊ MỆT không rời, tạo hưng phấn hơn gấp 10 điểm G
-
Lên đỉnh ở nam và nữ khác nhau như thế nào - đáp án khiến ai cũng sốc
-
'Thần dược' chữa nhiều được nhiều bệnh mọc đầy ở Việt Nam không phải ai cũng biết
-
6 điều bạn càng biết sớm thì càng dễ thành công và được mọi người yêu quý, nể trọng
-
Mua BHYT liên tục 5 năm chớ dại bỏ qua QUYỀN LỢI quá tốt này: Ai không biết quá thiệt thòi