1. Có cần thiết phải uống 8 cốc nước mỗi ngày không?
Theo bác sĩ Vĩ, ông không biết từ bao giờ bỗng xuất hiện khái niệm mỗi ngày phải uống đủ 8 cốc nước, uống nhiều nước có thể thải độc, có thể rửa ruột già… Thực ra, uống nước như vậy cũng là cách gây tổn thương thận, nghiêm trọng hơn có thể làm thận hư, không kiểm soát được nước tiểu.
BS Vĩ phân tích, có sự khác biệt về lượng nước uống dựa vào thể trạng riêng của mỗi người, và không thể áp đặt mỗi người bắt buộc phải áp dụng công thức “8 cốc nước mỗi ngày”.
Những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no căng hay đầy trướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước, mà vẫn có thể uống được, không bị “chối” thì bạn cứ nên tiếp tục uống.
Đối với những người có chức năng nội tạng dạ dày, gan, thận, tim không tốt thì cách uống nước đúng nhất chính là xem khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của bản thân để quyết định việc uống nước.
Bởi vì nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị trữ nước, gây sưng phù nề, thậm chí còn có thể bị ngộ độc nước. Đối với những người chức năng thận kém, có xuất hiện phù nề, nếu đang điều trị tiêu sưng, thì lượng nước thải ra có thể tương đương với lượng nước uống vào.
Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu bình thường nên nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước, để phát huy tác dụng dùng nước để tẩy rửa vi khuẩn gây nhiễm trùng, tránh việc tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
Những người có bệnh sỏi thận cũng nên uống nước nhiều hơn những người bình thường, duy trì việc làm tăng nhanh quá trình bài tiết và đào thải nước tiểu, thúc đẩy toàn bộ những chất cặn bã, canxi tích tụ trong thận được nhanh chóng bài tiết ra khỏi cơ thể, không để chúng hình thành sỏi.
2. Thói quen không thích uống nước
Quá trình trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã thừa ra ngoài cơ thể chủ yếu dựa vào 2 cơ quan nội tạng quan trọng là gan và thận xử lý.
Trong đó, thận chủ yếu phụ trách điều tiết nước trong cơ thể và cân bằng điện giải, đồng thời trao đổi chất và các hoạt động sinh lý sẽ sản sinh ra những chất thải vào trong nước tiểu. Khi thực hiện các chức năng này, cần phải có đủ nguồn nước để vận hành xử lý.
Nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
3. Dùng nước ngọt thay thế nước lọc
Nhiều người có thói quen uống nước ngọt bất luận là nước uống có ga hay nước hoa quả để thay cho nước lọc mỗi khi khát nước. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.
Nhưng họ không biết các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng. Chính vì vậy những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận không nên uống nếu như không muốn bệnh trầm trọng hơn.
4. Uống không đủ nước
Đợi đến khi khát mới nghĩ đến việc uống nước thì lúc này cơ thể đang "kêu gào" trong tình trạng mất nước rồi. Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước mà nó còn khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các "chất thải" trong cơ thể nên dễ gây ra những tổn hại cho các cơ quan nội tạng.
Uống ít nước đồng thời còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.