Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Bé đã bắt đầu “ngọ nguậy” trong bụng mẹ rồi đấy nhé. Không chỉ có vậy những tiếng động lạ phát ra từ ngay trong bụng mẹ bầu cũng cho mẹ biết bé yêu của mình nghịch ngợm đến thế nào rồi. Vậy, ngoài ra đến tuần thứ 14 thai nhi sẽ có biết những sự biến chuyển nào, các mẹ hãy cùng thử xem nhé.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 14 của thai kỳ?
Sự chuyển động của mắt:
Bạn có thể thấy bất ngờ ở trong tuần thứ 14 này vì thai nhi của bạn bắt đầu có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên. Tuy mí vẫn còn khép kín để bảo vệ mắt, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc.
Sự chuyện động của thai nhi:
Tuần này thai nhi có thể có rất nhiều chuyển động, tuy nhiên, bạn vẫn có thể chưa cảm nhận được chúng trừ khi bạn đã từng có thai trước đây.
Sự chuyện động của miệng và môi:
Mẹ bầu có tò mò về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 14 của thai kỳ? |
Các chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục được thực hành, để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý vào và ra. Mặc dù lúc này chỉ có tương đương khoảng một tách nước ối bao xung quanh, nhưng đó cũng đủ để bảo vệ và hỗ trợ cho em bé.
Kích thước của chiều dài cơ thể:
Tính đến thời điểm này thì phôi thai đã được 14 tuần tuổi, em bé đã dài từ 8 - 9 cm tính từ đầu tới mông và nặng xấp xỉ 43g. Phần cổ đã dần được định hình, vì vậy phần đầu không còn dính liền với hai bả vai như trước nữa. Hai tay của em bé có kích thước gần chuẩn với tỉ lệ giữa tay với người, nhưng sự phát triển của đôi chân vẫn còn bị chững lại phía sau và tương đối ngắn.
Sự phát triển của lông tơ:
Lông tơ - một loại lông mềm nhẹ có màu sáng - bắt đầu mọc trên mặt bé. Chúng thậm chí mọc bao phủ cơ thể phôi thai để bảo vệ tuy nhiên sẽ rụng trước khi sinh.
Tim thai và sự phát triển của tim, phổi:
Đến tuần thứ 14, bộ phận tim của bé bắt đầu đập và số nhịp đập bằng một phần hai nhịp tim của mẹ, và chúng sẽ đủ mạnh để có thể phát hiện được thông qua việc siêu âm. Phổi của thai nhi sẽ hoạt động trong dung dịch nước ối của mẹ (hiện giờ phổi chỉ có thể hoạt động được trong môi trường nước ối).
Thai nhi bắt đầu có các phản xạ cho việc nuốt.
Mẹ bầu cũng đừng quá ngạc nhiên khi đến tuần thứ 14, thì thai nhi có thể sẽ nuốt một vài ngụm nước ối. Dung dịch này sẽ đi vào cơ thể phôi thai và được thải ra bởi đường tiểu tiện, qua bộ phận lọc của thận. Ngoài việc nuốt thì thai nhi có thể có cử động các cơ trên mặt như việc tạo ra các nếp nhăn: cau có, giận giữ, lo lắng, … Với sự phát triển liên tục của các nhóm cơ và hệ thống thần kinh, các cơ đã bắt đầu đồng đều và có thể di chuyển dễ dàng - phần đầu, miệng, môi, cánh tay, cổ tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân giờ đã linh hoạt hơn.
Sự phát triển và hoàn thiện của bộ phận sinh dục:
Bộ phận sinh dục đã hoàn toàn phát triển, và giờ mẹ có thể biết giới tính của em bé, nhưng việc đó còn phụ thuộc vào vị trí nằm của bé khi siêu âm.
Mẹ bầu có nên uống nước dừa ở tuần thứ 14?
Đối với mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì việc thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén là tình trạng thường hay xảy ra. Do vậy mà nếu mẹ bầu có ý định muốn uống nước dừa trong 3 tháng đầu này thì không nên đâu nhé bởi nước dừa có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu mà đặc biệt là đến tháng thứ 14 của thai kỳ thì các mẹ bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Nhưng các mẹ cũng không được lạm dụng loại quả này nhiều đâu nhé.
Công dụng của nước dừa đối với mẹ bầu:
+ Có công dụng lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
+ Giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
+ Nước dừa có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch bởi trong nước dừa có rất nhiều axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin rất có lợi cho cơ thể của mẹ bầu đấy nhé.
>Mang thai tháng thứ mấy thì nên tập thể thao? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Việc tập thể dục lúc mang thai rất có lợi cho bà bầu nếu biết tập đúng cách. Vậy mang thai tháng thứ mấy thì nên tập thể thao? |
>Con đạp ít khi mang thai có sao không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi đang mang thai hiện tượng con đạp (máy) ít khiến các bà mẹ không khỏi lo lắng. Vậy con đạp ít khi mang thai có sao không? Tốt hay xấu? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi