Ăn mặn gây hại khôn lường
Nghiên cứu cho thấy lượng muối cao, natri hoặc thức ăn mặn có liên quan đến sự gia tăng ung thư dạ dày. Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư kết luận rằng muối, cũng như các loại thực phẩm ướp muối và mặn, là một nguyên nhân có thể xảy ra của bệnh ung thư dạ dày.
Tăng huyết áp và bệnh tim mạch
Thận có vai trò loại bỏ natri dư thừa trong máu. Nếu lượng muối ăn vào quá nhiều, tích tụ theo thời gian sẽ vượt khỏi khả năng loại bỏ của thận. Natri tích tụ, kéo theo hiện tượng giữ nước trong máu để pha loãng natri. Điều này làm tăng thể tích máu trong các mạch máu. Tăng thể tích máu có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn. Theo thời gian áp lực máu trên thành mạch tăng sẽ dẫn đến cao huyết áp, đau tim, đột quỵ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy tim.Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch, chiếm 2/3 các ca đột quỵ và một nửa số bệnh tim.
Bệnh suyễn
Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.
Bệnh về tiêu hóa
Sodium điều chỉnh sự cân bằng axit - bazơ của máu và chất dịch cơ thể. Quá nhiều muối có thể gây trào ngược axit, gây bỏng tim và tổn thương lâu dài đến đường tiêu hóa trên. Các nghiên cứu cho thấy thói quen ăn thức ăn mặn là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ cho các vết loét và ung thư dạ dày tá tràng.
Ăn quá nhiều thịt và phô mai
Protein động vật rất giàu IGF-1 - loại hormone có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của tế bào ung thư. Một cuộc nghiên cứu của Đại học Southern California xuất bản trên tạp chí Cell Metabolism gần đây cho thấy, người ở tuổi trung niên ăn nhiều protein động vật có khả năng chết vì ung thư cao gấp 4 lần so với người ăn ít protein. Đây là tỷ lệ tương đương với hút thuốc.
Thay đổi: Thay thế protein động vật bằng nguồn protein thực vật. Những loại thực vật như các loại đậu có mức độ protein ngang với một số loại thịt.
Nhìn chung, người trung niên chỉ nên ăn 0,8 gram protein cho mỗi 1 kg trọng lượng. Tuy nhiên, khi bạn qua tuổi 65, ăn nhiều protein động vật lại không có hại bởi lúc này, quá trình sản sinh IGF-1 của cơ thể đã bắt đầu giảm sút.
Sử dụng dầu ăn không đúng cách
Nấu ăn là hoạt động gây ô nhiễm. Các cuộc nghiên cứu tại nhà hàng, bếp ăn tại gia cho thấy, việc nấu nướng ở mức nhiệt cao với dầu đậu nành sẽ tạo ra vật chất dạng hạt, aldehyde, PAHs - tất cả những hợp chất này đều có trong khói thuốc và có liên quan tới bệnh viêm đường thở.
Thay đổi: Học cách chọn loại dầu phù hợp với mục đích sử dụng. Chẳng hạn, dầu olive không nên dùng để rán hay nấu nướng ở nhiệt độ cao, nhưng có thể dùng khi nấu ở nhiệt độ thấp, trộn salad. Trái lại, dầu bơ rất thích hợp để nấu nướng ở nhiệt độ cao. Tìm hiểu thông tin về "điểm khói" (smoke point) của từng loại dầu để biết cách sử dụng hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên lắp đặt thiết bị hút mùi, giúp giảm lượng ô nhiễm tới 60 - 90%.
Tác giả: Ngọc Lê