Tiết lộ bí quyết gửi tiền tiết kiệm dù ít đến mấy cũng sinh lời hơn bình thường gấp 5 - 6 lần

( PHUNUTODAY ) - Nhờ có mẹo nhỏ dưới đây bạn sẽ biết cách để gửi tiết kiệm an toàn thu về nhiều lợi ích lớn mà không lo bị mất lãi nhiều trong trường hợp có việc cần rút tiền gấp.

Cân nhắc khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền

Mọi người nhớ tham khảo thông tin từ báo chí hay người thân và bạn bè để chọn ngân hàng lớn, uy tín vì hầu như ngân hàng nhỏ lẻ có lãi suất cao hơn đó nhưng lại nhiều rủi ro và ngân hàng lớn sẽ ổn định nhưng lãi thì hình như thấp hơn hẳn. Nên chọn theo cách riêng, dựa trên chất lượng phục vụ của ngân hàng (xem cách nhân viên tiếp chuyện, thao tác, xử lý,...hoặc nghe từ ý kiến mọi người, ngân hàng nào phục vị không tốt thì bỏ qua)

Khi gửi tiền cũng không nhiều, chênh lệch lãi suất cũng đâu bao nhiêu, gửi ở đâu cũng vậy thôi. Tin vào giác quan của mình, chấp nhận mất đi xíu tiền lãi mà thoải mái thì còn hơn lấy vài ba trăm ngàn mà chịu đựng khi làm việc với ngân hàng mà mình không thích.

Qua ngân hàng có nhân viên dễ thương thì coi như dùng vài trăm đó để lấy sự vui vẻ, nhiệt tình, biết đâu nhờ sự nhiệt tình, họ giúp ta có những cách kiếm tiền tốt hơn (giới thiệu dịch vụ mới, chương trình ưu đãi,...) hay hơn nhiều.

Chú ý đến các mức lãi suất khác nhau

Các bạn nên xác định rõ khoản tiền riêng của mình mà “liệu cơm gắp mắm”. Nếu có khoản tiền ban đầu khá lớn thì nên gửi theo hình thức tiết kiệm bậc thang để hưởng lãi cao nhất.

Nếu khoản tiền nhỏ nhưng phát sinh đều đặn hàng tháng thì nên tham gia sản phẩm tiết kiệm gửi góp để tích lũy dần trong tương lai. Còn nếu khoản tiền không cố định thì hãy nghĩ đến tiết kiệm tự động để thuận tiện cho việc gửi tiền,…

Đừng quên lên kế hoạch cho kì hạn tiết gửi

Hiện nay, có 2 loại tiết kiệm được các ngân hàng theo kỳ hạn là ngắn hạn (từ 1 -dưới 12 tháng) và dài hạn (trên 12 tháng). Cũng có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần.

Các bạn xác định mục đích gửi tiền và nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa.

Ngoài ra, phương thức trả lãi mà ngân hàng áp dụng cũng quan trọng. Thường có 2 dạng là lãi suất cố định (lãi sẽ được trả cuối kỳ) và lãi suất thả nổi (lãi điều chỉnh tùy thời gian và tùy ngân hàng). Nếu tiền không cần dùng đến trong thời gian dài bạn hãy chọn gửi kỳ hạn dài, hưởng lãi cuối kỳ và để lãi nhập vào vốn luôn. Đó là cách gom tiền thành đống lớn nhất.

Bạn nào cần dùng thường xuyên, muốn an toàn thì chọn kỳ hạn ngắn hơn để linh động trong việc gửi và rút tiền. Ai gửi tiền số lượng lớn thì chia ra mấy sổ, sổ để lâu dài, sổ để ngắn hạn để có gì thì rút ngay.

Không gửi tiền cùng 1 chỗ

Một trong những nguyên tắc khi bạn đi gửi tiết kiệm ngân hàng, là bất cứ thứ gì trên đời cũng có thể xảy ra rủi ro. Chính vì vậy, bạn không nên "đặt hết trứng vào một rổ" kẻo có mệnh hệ nào sẽ đi tong biết bao công sức. Bạn hãy chia số tiền mình có ra nhiều ngân hàng vào chọn những hạn mức phù hợp để gửi.

Gửi linh hoạt và không cần tất toán trước hạn

Bất kỳ ngân hàng nào cũng có những hạn mức khác nhau từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 15 năm. Thông thường kỳ hạn tiết kiệm càng dài, lãi suất sẽ càng cao.

Hãy chia ra nhiều sổ gửi với nhiều mức kỳ hạn khác nhau sẽ an toàn hơn.

Nhưng nếu như bạn dồn toàn bộ tiền vào gửi tiết kiệm dài hạn đến khi có việc bất chắc cần tiền đột xuất bạn sẽ phải rút trước kỳ hạn và số tiền lãi nhận được vô cùng ít ỏi. 

Lưu ý thêm để không bị mất tiền khi gửi

Sử dụng Internet Banking/ Mobile Banking để kiểm tra và theo dõi việc tăng giảm các khoản tiền gửi tiết kiệm của bạn.

Nếu bạn gửi tiết kiệm món tiền lớn thì tốt nhất nên đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng và cầm trong tay sổ tiết kiệm làm bằng chứng.

  • Không ký sẵn chứng từ
  • Giữ nguyên chữ ký
  • Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận

Với bất kỳ một tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất. Hãy áp dụng những mẹo chia sẻ trên đây để tối ưu hóa tài chính của bản thân mình!

Tác giả: Mộc