1. Hình dáng con tôm
Những con tôm đông lạnh, bơm hóa chất hoặc bị ươn thường có thân cong, uốn tròn.
Trong khi đó, tôm tươi sẽ có thân thẳng hoặc nếu con thì chỉ hơi cong nhẹ. Tôm tươi sẽ không có cảm giác dày thịt khác thường. Tôm bơm nước hoặc hóa chất để tăng trọng lượng thường có phần thân căng phồng.
2. Thân và đầu tôm
Tôm tươi thì phần đầu và thân phải gắn chắc với nhau. Trong khi đó, phần đầu của những con tôm ươn sẽ lỏng lẻo, không chắc chắn.
3. Đuôi tôm
Đây là mẹo mua tôm mà chắc hẳn nhiều chị em chưa biết, kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp xác định được độ tươi sống của chúng. Rất đơn giản, bạn đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.
Ngoài ra, khi cầm tôm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.
4. Chân tôm
Khi mua tôm, bạn nên quan sát cả phần chân. Chân tôm phải cong gập gắn chắc vào thân. Không mua những con tôm có chân duỗi thẳng và chuyển sang màu đen. Đây chính là dấu hiệu cho thấy tôm không còn tươi ngon.
5. Độ nhớt của tôm
Không nên mua những con tôm đã chảy nhớt.
Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài thân trên thân con tôm. Nếu có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc thấy tôm nhớt, dính thì không nên mua.
6. Sức bật của tôm
Nếu chọn những con tôm sống, đang bơi trong bể nước thì bạn hãy kiểm ta sức bật của chúng. Tốt nhất là nên chọn loại tôm con bơi tốt, có khả năng bật khỏe. Những con tôm nằm im trong bể hoặc chỉ cựa quậy chân rất dễ là tôm cũ, không còn sức sống.
Cách nhận biết tôm qua từng loại
Nếu chọn những con tôm sống, đang bơi trong bể nước thì bạn hãy kiểm ta sức bật của chúng. Tốt nhất là nên chọn loại tôm con bơi tốt, có khả năng bật khỏe. Những con tôm nằm im trong bể hoặc chỉ cựa quậy chân rất dễ là tôm cũ, không còn sức sống.
Mẹo bảo quản tôm tươi lâu, để cả tháng thịt vẫn ngọt chắc, dai giòn cực ngon
Bước 1: Sơ chế tôm
Đầu tiên, khi mua tôm mua về bạn phải cắt bớt râu, cắt bỏ phần râu cứng nhọn nhất sau đó đem rửa sạch, sau đó để ráo nước. Tránh để tôm chảy nước sang các thực phẩm khác vì sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Bước 2: Chuẩn bị bảo quản tôm
Chuẩn bị hộp có nắp đậy kín. Xếp một lớp tôm xuống đáy hộp sau đó rắc một lớp đường lên trên. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi gần đầy hộp thì phủ một lớp đường lên trên. Cuối cùng, đậy nắp hộp lại và bỏ vào ngăn đá.
Việc làm này sẽ giúp bảo vệ thịt tôm khỏi các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất, tuy nhiên đối với thịt tôm tươi bạn không nên bảo quản quá lâu (dưới 30 ngày) vì để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có bên trong thịt tôm.
Khi chuẩn bị chế biến thì cho xuống ngăn mát trước 4 tiếng để rã đông.
Lưu ý: Không nên cho quá nhiều tôm vào một hộp, đến khi cần dùng lại phải rã đông toàn bộ. Phần không dùng hết đem bỏ lại vào tủ lạnh sẽ nhanh hỏng, thay đổi hương vị và mất chất dinh dưỡng. Bạn nên chia tôm vào từng hộp nhỏ, đủ cho một lần nấu. Làm như vậy sẽ giữ cho tôm tươi ngon hơn, thuận tiện cho việc rã đông và chế biến.
Khi cần dùng chỉ cần mang tôm ra rã đông và chế biến là được. Với cách bảo quản này, dù đem hấp hay chế biến món gì, tôm vẫn giữ được hương vị tươi ngon, mềm thơm, không bị bở hay nhạt thịt.
Tác giả: Huyền Trang
-
Luộc ngô đừng vội cho nước: Thả thêm 1 thứ này vào đảm bảo hạt căng bóng, ngô luộc dẻo thơm gấp 10 lần
-
Nấu cơm đừng chỉ cho nước lã, thêm 1 giọt này vào đảm bảo cơm dẻo thơm, trắng muốt, ai cũng muốn học
-
Tết Nguyên đán gần kề, tự tay vào bếp làm giò xào ăn giòn sần sật
-
Xào miến đừng vội thả vào chảo: Làm thêm bước này giúp miến không nát, không vón ăn không ngán
-
Nước mắm tỏi ớt muốn pha ngon như tiệm, chỉ cần thêm loại nước đặc biệt này