Tác phẩm Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời nhà Minh. Trong tác phẩm này, nhân vật Tôn Ngộ Không được miêu tả là có trí tuệ phi thường, sở hữu nhiều phép thần thông biến hoá. Tôn Ngộ Không có tới 72 phép thần thông biến hoá lại được sinh ra từ một hòn đá nên phần lớn chúng ta đều cho rằng đây là nhân vật hư cấu do Ngô Thừa Ân sáng tạo ra.
Tuy nhiên cách đây không lâu giới khảo cổ học Trung Quốc đã tìm thấy ngôi mộ được cho là của Tôn Ngộ Không. Ngôi mộ nằm trên đỉnh núi Bảo Sơn, huyện Thuận Xương, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Ngoài ngôi mộ khắc tên "Tề Thiên Đại Thánh" còn một ngôi mộ khác khắc tên "Thông Thiên Đại Thánh".
Hai ngôi mộ có tổng diện tích 18m2, mộ có chiều rộng 2,9m, sâu khoảng 1,3m. Điểm đặc biệt là ngoài hai tấm bia mộ các nhà khảo cổ còn tìm thấy cổ vật trông rất giống với gậy Như Ý và vòng Kim Cô.
Điều thú vị là sau khi giám định các nhà khảo cổ đã kết luận ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Nguyên, quá trình mai táng chỉn chu không có dấu hiệu bị người đời sau làm giả. Trong khi đó, tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân được viết vào thời nhà Minh, cách đó tới 200 năm. Phải chăng Tôn Ngộ Không là một nhân vật có thật?
Qua quá trình nghiên cứu, giới chuyên gia đã phát hiện ra rằng thời nhà Nguyên có một nhà văn tên là Dương Cảnh Hiền từng sáng tác một bộ hý kịch tên là Tây Du Ký. Trong tác phẩm này thì Tôn Ngộ Không có một em trai tên là Thông Thiên Đại Thánh.
Vì trong ngôi mộ cổ này không có bộ xương nào mà chỉ có cổ vật nên nhiều chuyên gia tin rằng ngôi mộ cổ này là do một người ái mộ tác phẩm Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền xây cất. Còn Ngô Thừa Ân sau này đã phát triển thành tác phẩm Tây Du Ký và được chuyển thể thành phim vào năm 1986.
Tuy nhiên, một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không. Thích Ngộ Không là danh tính tục gia của một cư sĩ theo xe hầu tá Đường Tăng. Năm 751 sau Công Nguyên, ông theo phò tá Huyền Trang đi Tây phương, vì trở bệnh tại nước Gandhara (Kiền Đà La quốc) nên quay lại kinh thành năm 789.
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm, tại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Đệ nhất mỹ nhân Tây Du Ký đã qua 35 năm vẫn giữ được nét đẹp vẹn nguyên, làn da căng mịn
-
“Yêu quái” đẹp nhất nhì Tây du ký sở hữu nhan sắc bất biến sau 35 năm qua đi
-
Thầy tử vi tiết lộ: 3 con giáp được thần tài gõ cửa, dễ trúng số- đổi đời nhất trong tháng 6/2019
-
Chú rể rạng rỡ rước cô dâu về dinh nhưng chiếc xe hoa mới khiến dân tình "phát sốt"
-
Những ai thường hay mắc bệnh thương hàn?