Tuổi của mẹ bầu quá già hoặc quá trẻ
Khi người mẹ trên 35 tuổi, chức năng cơ thể suy giảm dần, lượng hormone trong cơ thể không ổn định thì khả năng thai nhi bị sinh non lớn hơn so với người mẹ bình thường. Ngoài ra, tuổi mẹ còn quá trẻ, hệ sinh dục phát triển chưa hoàn thiện thì khả năng sinh sớm cũng rất cao.
Bản thân hoặc người thân trong gia đình từng có tiền sử sinh non
Nếu bạn hoặc những người lớn tuổi trong gia đình bạn (ví dụ như bà ngoại, mẹ) đã từng có tiền sử chuyển dạ cấp tính thì càng phải cẩn thận hơn vì khả năng sinh non của bạn là rất cao.
Các bà mẹ sắp sinh nên xác định rằng, ngày dự sinh chỉ để tham khảo chứ không phải là cột mốc chính xác về thời điểm sinh. Những điều này cũng được các bác sĩ nhắc nhở trong những lần khám thai. Bởi lẽ ngày dự sinh được dựa trên ngày hành kinh cuối cùng, mà rất nhiều thai phụ không nhớ chính xác ngày này nên kết quả có sự chênh lệch là điều đương nhiên. Do đó, hãy để ý đến các biểu hiện, triệu chứng của cơ thể để luôn sẵn sàng thay vì đinh ninh tin vào ngày dự sinh.
Khung xương to nhưng thai nhi nhỏ
Trong quá trình sinh thường, thai nhi phải đi qua khung xương chậu của người mẹ. Do đó, những mẹ bầu có khung xương nhỏ và xương hông hẹp thì việc sinh nở sẽ khó khăn hơn những mẹ bầu có khung xương to và xương hông rộng.
Nếu một mẹ bầu có khung xương chậu to, trong quá trình mang thai lại không bổ sung dinh dưỡng hợp lý khiến cân nặng của thai nhi thấp, con nhỏ thì về cơ bản sẽ dễ sinh sớm hơn so với ngày dự sinh.
Mẹ bầu mang đa thai
Khả năng sinh non của các trường hợp mẹ bầu mang đa thai cao gấp 7 – 10 lần so với mẹ bầu mang thai đơn. Nguyên nhân là do vì đa thai nên sẽ phải chịu sức nặng nhiều hơn, đa thai làm tăng áp lực ổ bụng và tăng mức độ căng lên của tử cung. Điều này dễ gây ra hàng loạt hội chứng thai nghén và dẫn đến khả năng sinh sớm cao hơn so với người bình thường. Những mẹ bầu mang đa thai nên chuẩn bị trước để tránh bị động khi sinh con sớm.
Những dấu hiệu sinh non dễ nhận thấy:
- Chuột rút ở phía trên vùng xương mu.
- Áp lực căng cơ hay cảm giác đau nhức ở vùng xương chậu, bắp đùi và ở háng.
- Đau vùng bụng dưới hoặc lưng.
- Đau quặn ruột hoặc đau bụng tiêu chảy.
- Tăng tiết dịch ở âm đạo.
- Âm đạo có chất lỏng chảy ra màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc chảy máu.
Nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu nào như trên hoặc gặp phải nhiều hơn 4 cơn gò trong một giờ, thì nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến bệnh viện kiểm tra hoặc theo dõi thêm ở nhà tùy tình trạng của bạn. Bạn cũng có thể cảm nhận cơn co thắt (tử cung thắt chặt rồi mở ra) bằng cách nhẹ nhàng đặt ngón tay của bạn lên vùng bụng để cảm nhận.
Tác giả: Mộc
-
Sau sinh các mẹ bỉm thường "não cá vàng" nấu cơm cơm sống, nấu canh canh cháy... và đâu là nguyên nhân
-
Những sai lầm khi mẹ bầu vượt cạn khiến mẹ tốn sức khó sinh
-
Trào ngược dạ dày khi mang thai
-
Những thực phẩm giàu kẽm giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất, phòng ngừa dị tật thai nhi
-
Điểm danh loạt sao Việt đình đám đón tin mừng song thai trong năm 2020