Trẻ chậm nói ngày càng nhiều và dưới đây là 6 việc bố mẹ cần làm để con tập nói hiệu quả hơn

( PHUNUTODAY ) - Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ... ngày càng khá nhiều. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ. Vậy nên, bố mẹ cần làm ngay những việc sau để cải thiện tình hình nhé!

1. Nói lại lời của bạn một cách rõ ràng

Đừng ngại sử dụng vốn từ vựng đa dạng khi nói chuyện với trẻ - hãy kể tên nhiều bộ phận trên cơ thể khi cho trẻ tắm chẳng hạn. Chỉ cần nhớ nói thật rõ ràng và tránh sử dụng những câu dài, phức tạp. Nhấn mạnh các từ chính trong một câu, chẳng hạn như "chú chó" trong "Con nhìn đằng kia kìa, nó là một chú chó!"

2. Đưa ra các lựa chọn cho con

Khi đưa một thứ gì đó cho con, đưa dưới dạng các lựa chọn. Ví dụ: bạn nói với con: "Con muốn tráng miệng bằng chuối hay táo?" hoặc "Con muốn mặc áo vàng hay áo xanh hôm nay?"… Điều này không chỉ giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ hơn và cho phép trẻ đưa ra câu trả lời mà còn rèn luyện trẻ tính độc lập cũng như hạn chế khả năng từ chối của trẻ (nhất là với những bé có xu hướng nói "không" với nhiều thứ).

3. Lặp đi lặp lại nhiều lần

Trong một bài viết trên trang KidsHealth có đoạn: "Vốn từ vựng của con bạn sẽ phát triển nhanh chóng, nhưng khả năng phát âm không theo kịp tốc độ. Do đó, hãy nhấn mạnh cách phát âm đúng trong câu trả lời của bạn".

Đọc cùng một câu chuyện trước khi đi ngủ mỗi tối (vì con bạn không ngừng đòi hỏi!) cũng rất tốt cho sự phát triển khả năng nói của trẻ. Vì vậy, cha mẹ chớ vội cảm thấy mệt mỏi với việc này.

"Một cách để trẻ học từ mới là nghe đi nghe lại cùng một câu chuyện. Nó có thể nhàm chán với bạn, nhưng với con thì không ". Tiến sĩ nhi khoa Carmen Ramos-Bonoan, giám đốc quốc gia của Hiệp hội Nhi khoa cấp cứu Philippines (PAPA) nhấn mạnh.

4. Duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ

Tìm sách về đủ loại chủ đề, chủ điểm mà trong đó có những từ con bạn chưa từng gặp. Đối với độ tuổi này, đó là những cuốn sách có vần điệu, nhịp điệu hoặc nội dung lặp đi lặp lại mà con bạn có thể học thuộc lòng, những cuốn sách đơn giản và hài hước, sách về trẻ em và gia đình, sách có hình ảnh và tên của những thứ khác nhau.

5. Coi việc nói chuyện với con như một cuộc hội thoại thực thụ

Khi 3 tuổi, trẻ có thể kết hợp 3-6 từ để tạo thành câu. Chúng là những câu hoàn chỉnh tuy còn rất đơn giản, chẳng hạn "Mẹ đang ăn". Cho dù cuộc trò chuyện đơn giản đến đâu, hãy sử dụng nó như một cơ hội để giải thích kỹ hơn những gì trẻ nói ("Đúng, gà trống tạo ra âm thanh đó! Chúng thích gáy khi thức dậy vào buổi sáng").

Bạn cũng có thể hỏi con những câu hỏi bắt đầu bằng "cái gì," "ai" và "ở đâu". Giao tiếp qua lại xây dựng kỹ năng thuyết phục của trẻ, giúp con học cách thay phiên nhau khi trò chuyện.

6. Tắt các thiết bị di động và TV

Nếu muốn khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, hãy chủ động nói chuyện với con và bỏ điện thoại sang một bên. Khi chúng ta để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trong xe hơi hoặc xe buýt, những cơ hội thực sự tốt để nói chuyện với con mình. Bạn có thể nói về những gì bạn đang thấy và ngày hôm nay của bạn. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ.

Nên đưa trẻ đi khám ngay nếu chậm nói

Bà Nguyễn Quí Quỳnh, chuyên viên tâm lý lâm sàng, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho rằng, tình trạng trẻ chậm nói hiện nay không ít. Một ngày, tính riêng phòng khám của bà Quỳnh tiếp nhận từ 12-13 ca trẻ ở tuổi mầm non, tiểu học đến khám thì chậm nói chiếm đến 60%, còn lại là học chậm, thiếu tập trung, tăng động, tâm lý vị thành niên...

“Có nhiều dạng chậm nói. Chậm nói bình thường là do trẻ thiếu môi trường giao tiếp. Nguyên nhân do cha mẹ ít giao tiếp với con cái, thường cho con sử dụng phương tiện công nghệ dỗ dành để có thời gian làm việc khác. Nhiều trường hợp trẻ quấy, khóc dùng hành động thể hiện mong muốn có đồ chơi hoặc bất kỳ điều gì, cha mẹ đáp ứng ngay mà không cần yêu cầu con phải nói ra… khiến trẻ lười nói. Và dạng chậm nói do các tật bẩm sinh thì nguyên nhân thuộc về yếu tố sinh học. Trong 60% trường hợp chậm nói trên, chiếm đến 40% chậm nói do tự kỷ”, bà Quí Quỳnh cho biết.

Về vấn đề này, theo thông tin từ chuyên gia Võ Thị Minh Huệ, công tác tại Phòng khám nhi đồng thành phố, trẻ chậm nói hiện nay đang trong tình trạng báo động. Mỗi tuần bà Minh Huệ chỉ làm việc tại phòng khám 2 ngày, nhưng mỗi ngày có rất nhiều lượt trẻ đến khám. Trong số đó, phân nửa trẻ khám với lí do ban đầu là chậm nói.

Tuy nhiên, bà Minh Huệ nhấn mạnh, phụ huynh chưa có sự chủ động đưa con đi khám. Nhiều đứa trẻ đến khám là do cô giáo phàn nàn về kết quả học tập, nhà trường yêu cầu đi khám. Cứ 1, 2 tháng đầu năm học, số lượng này chiếm rất nhiều. Hoặc có những phụ huynh chỉ gọi điện, trình bày vấn đề chậm nói của con, xin ý kiến tư vấn, xin lịch hẹn đưa con đến khám rồi thôi…

“Nhiều trẻ đến khám, chẩn đoán thì mới phát hiện ra chậm nói do hội chứng tự kỷ, tăng động, giảm chú ý, không tập trung hoặc những vấn đề tâm lý khác. Tuy nhiên đa số các bé tuổi đã lớn. Đối với chậm nói bình thường, chỉ cần tạo được môi trường giao tiếp thì trẻ nhanh chóng khắc phục. Đối với chậm nói vì các dạng tật bẩm sinh khác, trẻ sẽ tiến bộ nhiều nếu phát hiện, can thiệp sớm. Ngược lại, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, theo đó, cuộc sống, sinh hoạt, học tập bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự thiếu chủ động của phụ huynh sẽ khiến con mất đi nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống”, bà Minh Huệ cho biết.

Tác giả: Vân Tiên