Trend măng cụt đang sốt "rần rần", ít ai biết vỏ của nó cũng rất tốt cho cả đàn ông và phụ nữ

( PHUNUTODAY ) - Hầu hết các bộ phận của măng cụt đều có những công dụng nhất định đối với sức khỏe, bao gồm cả vỏ của nó.

Những công dụng tuyệt vời của măng cụt

Theo những thành phần dinh dưỡng, măng cụt có những công dụng sau đây:

Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Trong quả măng cụt chứa axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn cho tinh thần.

Chống lão hóa

Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại cho bạn làn da trẻ trung đầy sức sống.

Phòng ngừa ung thư

Vỏ quả măng cụt chứa hàm lượng các xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) nên có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giảm mùi hôi của hơi thở

Bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư, kháng thể xanthones trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt bạn sẽ giảm được mùi hôi trong miệng.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthones, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.

Giảm cholesterol

Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài măng cụt hơi đắng. Do đó, trong Đông y thường kết hợp nó với một số vị khác để làm thuốc.

Trị viêm da

Chiết xuất từ vỏ qua măng cụt có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến và ngứa mà ít gây ra phản ứng phụ.

Trị tiêu chảy

Dùng vỏ măng cụt khô 20g, vỏ thân cây ổi 12g. Đem tất cả nguyên liệu nấu với 300ml nước để lấy nước uống. Bạn có thể chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa lỵ

Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.

Lợi ích ít ai biết về vỏ măng cụt

Hầu hết các bộ phận của măng cụt đều có những công dụng nhất định đối với sức khỏe, bao gồm cả vỏ của nó. Khác với phần ruột, vỏ măng cụt không được ăn trực tiếp ngay vì nó có vị chát và đắng, có thể nguy hại cho sức khỏe nếu cố tình ăn. Tuy nhiên, trong Đông y, vỏ măng cụt sau khi phơi khô có thể kết hợp thêm với một số thảo dược khác để điều trị bệnh.

Tại Thái Lan, người dân ngày xưa coi vỏ măng cụt như một vị thuốc để chữa đau bụng, viêm ngoài da, chữa vết thương cho động vật. Ngày nay, các nhà khoa học đã chiết xuất thành công vỏ măng cụt để sử dụng làm thuốc và các sản phẩm khác như cao dán, gel…

Lợi ích của vỏ măng cụt thậm chí còn lớn hơn. Phó giáo sư tiến sĩ Suthasinee Poonyachoti thuộc Khoa Sinh lý học, Khoa Thú y, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan vào năm 2022 đã thành công trong việc phát triển một chất tái tạo cấu trúc hóa học từ chiết xuất vỏ măng cụt, giúp ngăn chặn sự rò rỉ trong ruột.

Nghiên cứu về vỏ măng cụt đã giúp tiến sĩ Suthasinee phát hiện ra Xanthones, một chất trong nhóm Flavanol có tác dụng chống lại hoặc ngăn chặn các loại viêm nhiễm, giúp chống ung thư, chống vi khuẩn, chống dị ứng, chống viêm, chống sốt rét và chống oxy hóa.

Với khả năng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn của Xanthones có trong vỏ măng cụt, một dự án nghiên cứu hợp tác với Khoa Y, Đại học Srinakharinwirot, Thái Lan đã ra đời nhằm phát triển và chiết xuất Xanthones dưới dạng Hydroxy Xanthones hay HDX với hiệu quả cao nhất trong việc điều trị bệnh cho người và động vật.

“Việc chiết xuất từ vỏ măng cụt đã mang lại nhiều chất có lợi và có hại. Hơn nữa, chúng phải trải qua một quá trình khá phức tạp và chúng ta không thể kiểm soát được chất lượng của dịch chiết vì phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp gieo trồng, sử dụng phân bón, khí hậu, chăm sóc”, tiến sĩ Suthasinee chia sẻ.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Quốc tế Gifu ở Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, xanthones chứa các nhóm methoxy và hydroxyl khác nhau có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết ở người.

Các lưu ý khi ăn măng cụt

Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ nên ăn 30g măng cụt tương đương với 2 quả trung bình một ngày và mỗi tuần ăn 2 - 3 lần là đủ. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều, măng cụt sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như:

Nhiễm axit lactic

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa đến tính mạng.

Gây dị ứng

Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

Can thiệp quá trình đông máu

Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa.

Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.

Cản trở quá trình điều trị bệnh

Măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u.

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do, đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

Tác dụng phụ khác

Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt. Việc sử dụng măng cụt nên dừng lại ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên.

Tác giả: Vũ Ngọc