Rải rác trên mọi miền Tổ quốc, có rất nhiều loài cỏ dại không chỉ có thể dùng làm thực phẩm mà còn có thể dùng làm thuốc, giá trị phi thường. Một loại cỏ ở quê hương thơm hơn cả nước hoa, ngậm một lá có thể khử mùi hôi, thực sự là loại rau rừng tốt nhất. Loài cây dại đặc biệt này là thứ mà chúng ta thường nghe nói đến, ngay cả người thành thị cũng quen thuộc, đó là Hoắc hương.
1. Cây hoắc hương là cây gì?
Từ lâu, hoắc hương đã được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe của con người. Vị thuốc hoắc hương có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu.
Cây hoắc hương còn có tên gọi khác là cây Thổ hoắc hương hay Quảng hoắc hương. Tên khoa học của loại cây này là Herba Pogostemonis. Cây hoặc hương thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Hoắc hương dược liệu từ lâu đã được xem là loại thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Trong thành phần của cây hoắc hương chứa 1,2% tinh dầu. Thành phần tinh dầu bao gồm một số loại như: alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%). Bên cạnh đó còn là các hoạt chất khác, chẳng hạn như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin...
Hoắc hương là loại cây ưa ẩm chịu bóng, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Do đó, không ngạc nhiên khi các quốc gia đi đầu trong việc trồng và sản xuất cây hoắc hương để lấy tinh dầu hiện nay là Ấn độ, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc... Ở nước ta, cây hoắc hương thường được trồng ở một số tỉnh như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội...Cây hoắc hương có thể thu hoạch lứa đầu tiên sau 5 - 6 tháng trồng. Thường thu hái vào tháng 4 đến tháng 6 khi cây có cành lá xum xuê. Cắt lấy phần trên mặt đất, ngày phơi, đêm đậy kín, lặp đi lặp lại quy trình này nhiều lần cho đến khi dược liệu khô là có thể sử dụng được.
Hoắc hương là vị thuốc quý được dùng nhiều trong Đông y. Cây có thể sống lâu năm, thân cây nhỏ vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30 – 60cm và thân có nhiều lông. Lá cây hoắc hương mọc đối có cuống ngắn và thường vụn nát, nhăn nheo. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều mang lông, mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài khoảng 5 – 10 cm, rộng chừng 2,5 – 7 cm. Khi chà lá hoắc hương, ta có thể dễ dàng nhận thấy mùi thơm đặc trưng mang vị hơi đắng, cay mạnh. Cụm hoa sẽ mọc thành xim co, ở kẽ lá hay ngọn cành. Hoa màu tím nhạt và nhụy bên trong nở ra màu trắng. Quả của cây hoắc hương có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm tương đối đặc trưng.
Hầu như các bộ phận của cây hoắc hương đều có thể được dùng làm dược liệu. Trong đó, lá hoắc hương cũng như cành cây hoắc hương thường được sử dụng nhất để chiết xuất tinh dầu hay làm thuốc chữa bệnh. Lưu ý cần lựa chọn những lá còn nguyên vẹn để sử dụng. Lá đảm bảo yêu cầu là lá dùng mềm, mùi thơm nồng đặc trưng, vị hơi đắng.
Mùi hoắc hương cũng rất ấn tượng
Hoắc hương có mùi thơm đặc biệt nồng, có thể át mùi của nhiều thứ, nếu trong nhà có mùi lạ, hãy lấy vài lá hoắc hương để trong nhà, có thể giúp khử mùi. Trong cuộc sống của thế hệ lớn tuổi ở nông thôn, loại cỏ này còn được dùng để khử mùi hôi miệng, ở nông thôn có rất nhiều người già hút thuốc lào khô, hút thường xuyên sẽ gây ra mùi vị khó chịu trong miệng, lúc này cho lá vào trong miệng một lúc có thể làm cho miệng rất thơm, không có mùi lạ khác.
Loại cây dại này còn được dùng làm chất bảo quản. Sau khi phơi khô, cho vào túi vải nhỏ đặt trong thùng gạo hoặc thùng rau, vừa có thể tránh cho thức ăn bị ôi thiu, vừa có thể xua đuổi côn trùng, để thức ăn bảo quản được lâu hơn. Trước đây, nhiều người ở nông thôn sẽ đóng thành túi, vừa có thể ngăn mối mọt ăn trong tủ, vừa có thể làm quần áo thơm hơn, có nhiều công dụng.
Hoắc hương- một loại rau dân dã, bổ dưỡng
Nhiều người không biết rằng loại cây dân dã này ngoài công dụng làm thuốc chữa bệnh còn là một loại rau dân dã ngon, giàu giá trị dinh dưỡng. Loại rau dân dã này có hàm lượng canxi cao, ngày xưa thường được dùng cho trẻ em, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của xương, đồng thời cũng là món ăn tốt cho người già. Hàm lượng canxi của nó cao hơn so với các loại rau thông thường và nó cũng chứa các nguyên tố vi lượng phong phú khác.