Theo quan điểm Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới gốc cây bồ đề. Bởi thế bồ đề là cây đại diện cho giác ngộ, gắn liền với đạo Phật, thể hiện tấm lòng thiện lương ngay thẳng. Thế loài cây bồ đề lá bồ đề mang ý nghĩa tốt lành. Thế nhưng trồng cây bồ đề trước nhà có nên không không?
Phụ thuộc cây to hay nhỏ
Bồ đề mang ý nghĩa tốt lành nên nhiều người cho rằng bồ đề là cây trồng mang lại phong thủy tốt cho ngôi nhà. Loài cây này cũng được trồng ở nhiều nơi trong khuôn viên chùa, đền, công viên. Cây bồ đề được cho là hướng tới lối sống lành mạnh, thanh tịnh, đời từ bi hỉ xả an vui.
Cây bồ đề phát triển gốc to tạo bóng mát. Khi trồng bồ đề trong nhà có thể hướng người thân tới cuộc sống từ bi hỉ xả thanh tịnh tốt lành. Tuy nhiên nêu trồng cây dưới đất, bồ đề to chắn trước nhà sẽ khiến không gian nhà bị tối, hơn nữa sẽ chắn luồng khí lưu thông. Bởi vậy theo mọi loại cây phong thủy khác thì không nên trồng cây bồ đề to trước nhà, chắn lối đi, hoặc gần nhà, gần tường vì rễ cây có thể phá hủy công trình xây bên trên.
Bởi thế nếu bạn yêu thích bồ đề thì có thể trồng dạng bồ đề bonsai. Bồ đề là loài cây biểu trưng cho đạo Phật là từ bi hỉ xả nhắc nhở điều tốt lành, nhân quả, nên bồ đề không mang ý nghĩa thu hút tài lộc tiền bạc, cầu xin mà mang ý nghĩa giáo dục con người tư bi hỉ xả, theo luật nhân quả.
Bởi thế khi trồng bồ đề trong nhà là hướng tới tâm thanh tịnh, sống theo triết lý Phật giáo.
Ở góc độ sức khỏe, cây bồ đề cũng được ghi chép là có giúp hành khí, an thần, khai khiếu trừ tà và giúp hoạt huyết. Bồ đề có tác dụng hỗ trợ trong bệnh viêm phế quản mạn tính, đau bụng, tiêu chảy...
Xét về mặt kinh tế, gỗ cây bồ đề chất lượng rất tốt, thớ gỗ mềm mịn đều, ít bị cong vênh, độ bền cao nên được xem là loại gỗ tốt để sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ.
Trồng bồ đề ở vị trí nào?
Nếu bạn trồng dạng bonsai thì nên trồng trước nhà. Vì cây phát triển tốt nên tán sẽ to và rộng, do đó cần cắt tỉa cho phù hợp. Nếu đất sân vườn trong nhà rộng, bạn có thể trồng cây bồ đề dưới đất nhưng tránh tình trạng cây cản lối đi.
Bồ đề là cây ưa sáng nên cần trồng nơi có nhiều ánh sáng và ưa ẩm cần tưới nước thường xuyên.
Bồ đề nên trồng lệch sang trái hoặc phải, không nên đặt chính giữa đối diện với nhà bởi đó là nơi lưu thông nguồn khí không nên cản trở, gây xung khắc luồng khí, tạo nên vận hạn trắc trở. Người trồng cây bồ đề là người hiểu được triết lý Phật giáo thì hãy nên trồng, còn nếu trồng cây bồ đề để cầu tài cầu lộc thì không nên trồng, bởi ý nghĩa của cây bồ đề theo Phật giáo không phải là để cầu xin thứ gì mà để con người giải thoát khỏi sân si, hướng tới cuộc sống thanh tịnh, an nhiên, vui vẻ, từ bi.
Nếu muốn trồng cây bồ đề trước nhà và muốn để cây mọc tự nhiên thì đừng trồng sát tường hoặc quá sát các công trình xây dựng. Khi cây lớn, rễ cây, cành lá có thể bị cản trở và gây hư hỏng công trình nhà bạn.
Chăm sóc bồ đề
Cây bồ đề là loại cây ưa sáng, chịu rét tương đối tốt nhưng lại không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn. Nhiệt độ thích hợp trồng cây từ 15 – 35 độ C. C
Bạn có thể trồng bồ đề bằng việc gieo hạt, hoặc ươm bầu đất, thân cụt. Tuy nhiên nhiều người trồng chậu thì mua sẵn cây đã lớn sẽ dễ phát triển hơn.
Bồ đề ưa sáng nên tránh trồng trong phòng, mà trồng ngoài nhà. Nên trồng ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, hạn chế trồng ở trong bóng râm.
Đất trồng bồ đề nên là đất tơi tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nhất là loại đất ruộng và giữ ẩm thường xuyên. Rễ cắm sâu vào lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là cây đã hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đầy đủ.
Cây bồ đề là loại cây biểu trưng nổi bật cho tinh thần Phật giáo, nên bạn cũng cần lưu ý khi chọn trồng cây trong nhà xem có hợp với mong muốn và tinh thần của gia chủ không. Trồng bồ đề mang tới bình an và nhắc nhở chúng ta về triết lý nhà Phật nhưng trong lòng chúng ta lại dấy lên tham vọng, cầu xin, vọng tưởng, không đạt lại oán trách thì càng trồng càng thất vọng, càng oán trách càng tạo thêm nghiệp chướng.
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Tổ Tiên nói: 'Cửa không rời 5, giường không rời 7, quan tài không rời 8', có nghĩa là gì?
-
Mèo thần tài giơ tay trái, tay phải, hai tay thì khác gì nhau? Biết chọn đúng kẻo rước họa, tài lộc không thấy
-
Người thuộc 3 tuổi này tuyệt đối đừng đeo trang sức Bạc: Đẹp đâu không thấy chỉ thấy tai họa
-
3 vị trí chớ nên đặt cây cảnh kẻo muôn đời tài lộc không tới, cây cảnh lụi tàn, gia đình lụi bại
-
Có nên trồng cây hoa giấy trước cửa nhà không?