Trồng lan bằng viên đất nung

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều nguyên liệu có thể dùng làm giá thể để trồng lan, một trong số đó là viên đất nung, nhưng trồng lan bằng viên đất nung bằng cách nào?

Trồng lan bằng viên đất nung

Viên đất nung là  một trong những nguồn nguyên liệu chính để trồng cây, bởi do đặc tính cũng như những công dụng hữu ích mà nó đem lại, do vậy mà viên đất nung sẽ là một trong những giá thể bạn không thể bỏ qua nếu bạn đang có ý định trồng lan, nhưng cách trồng và chăm sóc ra sao, các bạn hãy cùng tham khảo.

1. Ưu điểm của trồng lan bằng viên đất nung

Giữ nước và chống ngập úng:

Các viên đất nung có rất nhiều các lỗ xốp nên nó có tác dụng giữ nước, thoáng cho rễ cây nên không bao giờ xảy ra hiện tượng ngập úng gây thối rể của lan.

Viên đất nung - nguyên liệu để trồng lan 

Tăng diện tích thoáng khí:

Đất nung không giống như đất trồng, lượng không khí trong đất sẽ giảm dần theo thời gian. Mà ngược lại, viên đất nung cho phép oxy trao đổi liên tục nên giúp cho rể cây khỏe mạnh, cung cấp oxy cho rể cây và vi sinh vật sinh sống.

Hoàn toàn vô trùng:

Do viên đất nung được sản xuất ở điều kiện nhiệt độ cực kỳ cao, nên chúng ta hoàn toàn yên tâm không mang mầm bệnh vào cho cây trồng, đặc biệt là đối với loại cây “khó chiều” như lan, do vậy mà các bạn hãy yên tâm vì vi khuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến cây.

2. Chuẩn bị nguyên liệu để trồng lan

Giống lan cần trồng

Chai/ lọ

Viên đất nung

Một số dụng cụ trồng cây

3. Các bước tiến hành trồng lan

Bước 1: Ta xếp 1 lớp lót đất nung ở bên dưới lọ

Bước 2: Đào 1 lỗ đất vừa đủ ở dưới, đủ để đặt vừa cây lan (cả rễ luôn vào trong).

Bước 3: Phủ một lớp đất lên trên bề mặt để cố định cây (lưu ý: tuyệt đối không được ép hay ấn cây quá mạnh).

Cách trồng lan bằng đất nung rất đơn giản, không tốn nhiều công sức

Bước 4: Tưới một lượng nước phù hợp vào cây, nhưng cũng hạn chế tưới quá nhiều ngay trong thời gian đầu khi trồng.

Khi trồng đất nung:

+ Do đất sét nung rất ẩm nên bạn không cần phải lo lắng đến việc cây sẽ bị thiếu nước.

+ Rễ cây sẽ không bị mọc ra bên ngoài do độ ẩm trong đất vừa đủ, bạn sẽ không cần quá lo lắng đến việc rễ cây sẽ bị tổn thương khi mọc chồi ra bên ngoài.

Việc trồng lan bằng đất nung rất dễ bóc tách cây để thay chậu cho lan

+ Rễ cây không bị bám vào thành chậu, do vậy sẽ rất dễ dàng trong việc thay chậu và tách lan ra chậu khác.

4. Chăm sóc cây lan trồng trên đất nung

Tưới nước:

Do trong viên đất nung đã giữ ẩm, bởi vậy mà các bạn cũng không nên quá lo lắng đến vấn đề bạn đi xa mà không thể tưới nước thường xuyên cho cây. Đến khi cây lan phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh thì từ 3-4 tuần bạn không tưới, cây vẫn phát triển bình thường nhé.

Bón phân:

Tùy vào từng thời điểm thích hợp cũng như như cầu cần cung cấp dinh dưỡng của cây lan mà bạn có thể tìm hiểu những loại phân bón phù hợp với từng cây lan của mình.

Ánh sáng:

Trong giá thể là đất sét nung - lan rất dễ để phát triển

Do lan rất cần ánh sáng, do đó bạn cũng nên chú ý vị trí đặt lan để cây có thể hấp thụ ánh sáng một cách đầy đủ nhất nhé.

Trên đây là những phương pháp cũng như những công dụng bằng cách trồng lan bằng đất sét nung, hy vọng sẽ giúp ích được nhiều  cho các bạn!

>Tại sao lá xoài lại được xem là thần dược chữa bệnh?
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bạn có biết rằng lá xoài được xem là thần dược trong chữa rất nhiều loại bệnh mà không cần tới thuốc tây!
>Hướng dẫn trồng hồng xiêm chiết mau ra quả, năng suất cao
(Xã hội) - (Phunutoday) - Hồng xiêm luôn được coi là ‘vật phẩm’ nhưng cũng rất kén đất trồng, vậy làm thế nào để trồng hồng xiêm chiết mau ra quả, năng suất cao?

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi