Trứng vịt lộn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho,600 mg cholesterol. Ngoài ra loại thực phẩm này còn chứa vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt… tốt cho cơ thể.
Còn theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là bài thuốc dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ tăng cường sức khỏe, cải thiện thể lực, trị nhẹ cân, còi xương...
Trứng vịt lộn thường được ăn kèm với rau răm, gừng tươi có tác dụng chữa bệnh thiếu máu, sua nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt...
Thời điểm lý tưởng để ăn trứng vịt lộn
Theo các chuyên gia, bạn nên ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng. Bởi sau một khoảng thời gian dài từ 10-12h kể từ bữa ăn tối hôm trước, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ trứng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới.
Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa hàm lượng đạm và cholesterol cao, do đó không nên ăn vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động, sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Đối tượng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn
Dù rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vịt lộn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trứng vịt lộn không thích hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ dưois 5 tuổi còn chưa hoàn thiện. Ăn trứng vịt lộn sẽ khiến bé cảm thấy khó tiêu. Do đó, phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn 1/2 quả/lần và chỉ ăn 1 lần/tuần.
Bà bầu cần nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển nhưng không nên ăn quá 2 quả trứng vịt lộn/tuần. Nên ăn vào buổi sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bí kíp xử lý nghẹt mũi trong mùa đông đơn giản, an toàn ngay tại nhà
-
4 tác dụng thần kỳ của bí đỏ với sức khỏe, đặc biệt là điều thứ 2
-
Uống sữa rất tốt nhưng đây là những lưu ý "vàng" ai cũng cần nhớ để không gây hại sức khoẻ
-
5 câu "nịnh" chồng tưởng sáo rỗng nhưng lại là "mật ngọt chết ruồi", người đàn ông nào nghe xong cũng tan chảy
-
4 thực phẩm đại kỵ với hành tây, chớ dại động đũa kẻo hối không kịp